Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Thực hư chuyện nhiều người đi xe Airblade, SH hay Exciter có thể sắp phải đổi giấy phép lái xe

Lê Thanh Xuân (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ có nhiều quy định mới liên quan đến chia hạng GPLX.

Mới đây, Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ để lấy ý kiến. Một trong những điểm đáng chú ý nhất của dự thảo lần này là việc nó chia giấy phép lái xe ra thành 17 hạng khác nhau thay vì 13 hạng như thời điểm hiện tại. Cụ thể, các hạng giấy phép lái xe mới sẽ bao gồm A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Thực hư chuyện nhiều người đi xe Airblade, SH hay Exciter có thể sắp phải đổi giấy phép lái xe Ảnh 1
Nhiều người đang đi những chiếc xe máy phân phối lớn (175cc) có thể sẽ phải đổi bằng lái theo Dự thảo mới. Ảnh: Oxii

Đối với giấy phép lái xe (GPLX) cho xe máy điện, 2 – 3 bánh, GPLX hạng A0 được quy định cấp cho người lái xe máy (kể cả xe máy điện) trên 16 tuổi có dung tích xylanh dưới 50 cc hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 4 kW. Đối với hạng A1 cấp cho người lái mô tô hai bánh có dung tích xylanh từ 50 cc đến 125 cc hoặc có công suất động cơ điện trên 4 kW đến 11 kW. Còn GPLX hạng A sẽ dành cho người điều khiển xe trên 125 cc và công suất điện động cơ trên 11W.

Thực hư chuyện nhiều người đi xe Airblade, SH hay Exciter có thể sắp phải đổi giấy phép lái xe Ảnh 2
Dự thảo mới phân chia GPLX thành 17 hạng. Ảnh: PLO

Trước đó, hạng A1 được quy định cho phép điều khiển xe với dung tích xy-lanh đến dưới 175 cc. Điều này đồng nghĩa, nếu dự thảo được thông qua, những người có bằng lái xe A1 đang điều khiển một số mẫu xe có dung tích xylanh 175 phổ biến như Honda SH 150, Airblade 150, Honda Winner, Yamaha Exciter 135 hay 150 cc và Yamaha NVX sẽ cần phải thực hiện cấp bằng mới. Cùng thời điểm, một số người lo ngại, theo dự thảo mới, GPLX hạng B1 sẽ không còn được lái xe ô tô nữa mà được dùng để phục vụ cho người lái xe mô tô 3 bánh và các hạng xe quy định giấy phép lái xe A0 và A1. Các GPLX hạng A0, A1, A và B1 có thời hạn là vô thời hạn.

Thực hư chuyện nhiều người đi xe Airblade, SH hay Exciter có thể sắp phải đổi giấy phép lái xe Ảnh 3
Theo Dự thảo mới, bằng B1 sẽ không dùng để lái xe ô tô mà áp dụng cho xe mô tô 3 bánh. Ảnh: PLO

Bằng lái xe ô tô, máy kéo, gắn rơ-mooc thấp nhất sẽ là GPLX hạng B2 trong đó quy định lái xe dưới 9 chỗ, xe có trọng tải dưới 3.500 kg và có thể gắn kèm rơ-mooc trọng tải dưới 750 kg. GPLX B2 được cấp cho các tài xế đến 60 tuổi, trong khi đó với tài xế trên 60 tuổi thì nó chỉ có thời hạn tối đa 10 năm kể từ ngày cấp. Bên cạnh đó, GPLX này sẽ chỉ cho phép tài xế điều khiển các loại xe với thiết kế số tự động. 

Trước đây, bằng lái xe B2 cho phép tài xế điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động. Tuy nhiên, theo dự thảo mới, cấp GPLX thấp nhất cho phép làm điều này sẽ là bằng B2 (thời hạn 10 năm). Với tất cả các hạng GPLX còn lại theo dự thảo mới sẽ đều có thời hạn tối đa là 5 năm.

Dù vậy, chia sẻ trên trang Tổ Quốc, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Cụ thể, đối với người đã được cấp giấy phép lái xe, tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX (GPLX hạng A1 không thời hạn). Trường hợp hết hạn, thì đổi sang giấy phép lái xe theo hạng mới (GPLX hạng A3 được đổi sang GPLX hạng B1, GPLX hạng B1 số tự động được đổi sang GPLX hạng B2, GPLX hạng B1, B2 số sàn được đổi sang GPLX hạng B …).

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Thanh Xuân (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò