Công Nghệ

Nhân ngày 8/3, cùng điểm qua 10 người phụ nữ quyền lực nhất làng công nghệ thế giới

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Phụ nữ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt phải kể đến là công nghệ, ngành nghề được ví như là chỉ dành cho phái mạnh. 

Theo danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes thì hầu hết các nhân vật nổi tiếng của ngành công nghệ thông tin đều thuộc top 30. Ví như: COO của Facebook - Sheryl Sandberg, CEO của YouTube Susan Wojcicki hay nữ CEO của IBM - Ginni Rommetty,… Họ đều nằm trong số những 'bóng hồng' có sức ảnh hưởng rất lớn đến làng công nghệ quốc tế, theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).

1. Susan Wojcicki, CEO, YouTube: Susan Wojcicki đã điều hành và khai thác rất tốt những tiềm năng này và mang lại cho YouTube nguồn lợi nhuận không nhỏ. Vào tháng 2/2014, Wojcicki đã được chuyển từ vị trí cố vấn kinh doanh quảng cáo của Google (từng mang lại 90% doanh thu cho công ty) sang vị trí giám đốc điều hành của mảng YouTube, mạng lưới chia sẻ video lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của Google.

2. Ginni Rometty, CEO, IBM: Kể từ ngày bà Ginni Rometty lên nắm quyền điều hành tại IBM, bà đã khiến cả thế giới phải nể phục khi lèo lái công ty vượt qua khó khăn thật tài tình. Trước đó, với 11 quý doanh thu sụt giảm liên tiếp, công ty đã phải rất nỗ lực tập trung vào việc thúc đẩy lợi nhuận và tăng trưởng. IBM dưới quyền của Rometty đã được chuyển hướng đầu tư vào các doanh nghiệp. Bà định hướng phát triển các phần mềm phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và công nghệ trí tuệ nhân tạo Watson.

3. Sheryl Sandberg, COO, Facebook: Sheryl Sandberg hiện đang giữ vị trí COO tại Facebook, bà đồng thời cũng là tác giả quyển sách bán chạy Lean In (Dấn Thân). Sheryl Sandberg từng là cựu giám đốc điều hành của Google. Năm 2008, bà gia nhập Facebook và trở thành nhân viên nữ đầu tiên của công ty này trong suốt 4 năm sau đó.

4. Angela Ahrendts, Senior VP, Apple: Ahrendts đã gia nhập Apple vào năm 2014 với tư cách Giám đốc mảng bán lẻ, vị trí mà đã bị bỏ trống trong vòng hơn 1 năm. Sau 4 năm gia nhập Táo khuyết, cô đã có mức lương gần như gấp đôi lương của CEO của Apple, Tim Cook. Cô cũng là nữ giám đốc cấp cao duy nhất tại Apple. Tuy nhiên vào đầu năm nay, bà đã rời công ty Apple và quay trở về ngành thời trang.

5. Safra Catz, Co-CEO, Oracle: Safra Catz chính thức trở thành đồng giám đốc điều hành của hãng phần mềm khổng lồ Oracle vào tháng 9/2014. Bằng 16 năm cống hiến, bà đã sở hữu nhiều cổ phiếu trong công ty và trở thành một trong những nữ quản trị được trả lương cao nhất thế giới là khoảng 38 triệu USD.

6. Ruth Porat, CFO, Alphabet: Ruth Porat là một phụ nữ quyền lực của phố Wall và sau đó là cống hiến tài năng cho Google. Năm 1987, bà từng gia nhập ngân hàng Morgan Stanley và giúp ngân hàng vượt qua rất nhiều cơn bão tài chính trong suốt thời gian làm việc.

7. Amy Hood, CFO, Microsoft: Ngày 8/5/2013, Microsoft đã bổ nhiệm Amy Hood làm giám đốc tài chính (CFO) đầu tiên của Google thay thế cho Peter Klein. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Giám đốc tài chính của Microsoft. Amy Hood được Phó chủ tịch của Microsoft Bruce Jaffe nhận xét là người có kỹ năng lãnh đạo rất mạnh mẽ.

8. Jean Liu, President, Didi Chuxing: Là con gái của sáng lập viên công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, Jean Liu được đánh giá là sinh ra để thành công. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh với tấm bằng loại ưu, cô tiếp tục theo học thạc sỹ tại Đại học Harvard chuyên ngành khoa học máy tính. Cô đã làm việc suốt 12 năm tại Goldman Sachs, trước khi lãnh đạo Didi, ứng dụng gọi xe hàng đầu Trung Quốc hiện nay.

9. Roshni Nadar Malhotra, CEO, HCL Enterprises: Roshni Nadar Malhotra là con gái rượu của tỷ phú công nghệ Shiv Nadar, CEO của HCL Corp., tập đoàn trị giá 7 tỷ USD, bao gồm HCL Technologies Ltd. và HCL Infosystems Ltd. Năm 2008, Roshni trở về Ấn Độ sau một thời gian làm biên tập viên tại Sky News Anh và nhanh chóng vào vị trí điều hành công ty của cha.

10. Jennifer Morgan, President, SAP, Americas and Asia Pacific Japan: Jennifer Morgan hiên đang là giám đốc điều hàng của Greenpeace hay còn gọi là Tổ chức Hòa bình xanh. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này là chuyển qua các vấn đề môi trường khác như sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân, và công nghệ gene.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất