Công Nghệ

Nếu SVĐ Thường Châu có công nghệ này, các cầu thủ U23 của chúng ta đã không vất vả đến vậy

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Nhiều người cho rằng điều kiện thời tiết mưa tuyết dày ở Thường Châu ngày 27 tháng 1 không phù hợp với một trận chung kết thuộc một giải đấu cấp châu lục.

Đội tuyển U23 Việt Nam vừa trải qua một trận đấu đáng nhờ trong mưa tuyết trên sân vận động Thường Châu, Trung Quốc. Với các cầu thủ đến từ một quốc gia nhiệt đới, nhiều người thậm chí còn chưa có cơ hội nhìn thấy tuyết, việc phải thi đấu trong điều kiện kiện thời tiết này quả thực là một thách thức lớn.

Thế nhưng nếu như SVĐ Thường Châu có công nghệ mái che như 5 SVĐ dưới đây thì khó khăn nói trên chắc chắn đã không xảy ra.

AT&T Stadium

AT&T Stadium, trước đây được biết đến với tên gọi Cowboys Stadium, là sân vận động có mái che ở Arlington, Texas, Mỹ. Nó là sân nhà của đội bóng Dallas Cowboys thuộc Giải bóng bầu dục Quốc gia Mỹ NFL và được hoàn thiện từ ngày 27 tháng 5 năm 2009 cùng sức chứa trên dưới 80.000 chỗ ngồi.

Được biết, phần mái che của sân vận độngn ày được hoàn thiện bởi một công ty có tên Walter P Moore cùng tư vấn kĩ thuật của công ty Uni-Systems. Ban đầu, dự tính chi phí xây dựng AT&T Stadium được ấn định ở mức 650 triệu USD, tuy nhiên thực tế công trình này có chi phó xâu dựng lên tới 1,15 tỷ USD.

Forsyth Barr Stadium

Sân vận động Forsyth Barr tọa lạc ở Dunedin, New Zealand cũng là một sân vận động có mái che trong suốt khá nổi tiếng. Phần mái này che phủ diện tích lên tới 20.500 mét vuông. Một điểm khá thú vị liên quan đến mái che của sân vận động này nằm ở chỗ phần nước mưa nó hứng được được đem “tái chế” để tưới tắm cho phần cỏ trên mặt sân.

Forsyth Barr Stadium được bắt đầu sân dựng từ tháng 5 năm 2009 và công trình hoàn thành vào tháng 8 năm 2011.

Amsterdam Arena

Chính thức mở cửa vào năm 1996 sau bốn năm xây dựng cùng khoản đầu tư 140 triệu Euro, Amsterdam Arena là sân vận động đa chức năng với sức chứa khoảng trên dưới 51 nghìn chỗ ngồi. Theo tính toán, trong trường hợp khẩn cấp, phần mái của sân vận động Amsterdam Arena có thể được đóng hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 5 phút cho tới tối đa 30 phút.

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết trên mái của sân vận đồng này có nắp các tấm pin năng lượng mặt trời. Theo website chính thức của Amsterdam Arena, trong một số ngày đặc thù, những tấm pin này có thể sản sinh ra 7.500 kWh, cao hơn cả lượng điện năng mà Amsterdam Arena cần để vận hành.

Sân vận động Quốc gia Warsaw

Sân vận động Quốc gia Warsaw được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 với sức chứa 58.500 chỗ ngồi. Điểm nhấn của sân vận động này nằm ở phần mái cấu thành từ nhựa PVC có thể thu vào, mở ra nhờ kết cấu hình tổ chim. Sân vận động Quốc gia Warsaw từng thu hút được nhiều sự chú ý nhờ thiết kế lạ mắt khi Ba Lan và Ukraine đồng đăng cai tổ chức UEFA EURO 2012.

Stade Pierre-Mauroy

Sân vận động của Stade Pierre-Mauroy cũng là một sân vận động có mái che ấn tượng mà khi được thu vào hoàn toàn có thể giúp các hoạt động bên trong được diễn ra bình thường, bất chấp tình hình thời tiết. Phần mái che có thể thu vào, mở ra này được thiết kế theo cấu trúc một khối và được hoàn thiện lắp đặt vào sân Stade Pierre-Mauroy chỉ trong một ngày vào năm 2012.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất