Công Nghệ

Nền kinh tế Internet tại ĐNA chạm mốc 100 tỉ USD năm nay, Việt Nam là một ngôi sao sáng

Lê Thanh Xuân
Chia sẻ

Cho đến năm 2025, quy mô ngành kinh tế Internet tại khu vực này có thể tăng lên gấp ba lần, theo Google và Temasek.

Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á đang trên đà vượt mốc 100 tỉ USD vào năm nay trước khi tăng lên gấp ba vào năm 2025 và trở thành khu vực tăng trưởng thương mại trực tuyến nhanh nhất thế giới nhờ dân số trẻ, thích thú với điện thoại thông minh.

Giá trị giao dịch trực tuyến trong khu vực từ bán lẻ trên Internet đến gọi xe sẽ chạm mốc 300 tỉ USD vào năm 2025, châm ngòi nhờ 360 triệu người dùng Internet, theo một nghiên cứu mới của Google, Temasek Holding Pte và Bain & Co. Trong khu vực, có tới bốn quốc gia là Thái Lan, Philippones, Indonesia và Malaysia nằm trong top 10 các quốc gia sử dụng nhiều thời gian cho Internet nhất, theo Bloomberg.

Đơn vị: tỷ USD

Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới với 264 triệu người, sẽ dẫn đầu khu vực cũng bao gồm Singapore và Việt Nam này.

Báo cáo thường niên của Google và Temasek đưa ra con số giá trị hàng hoá trong thương mại điện tử, gọi xe, truyền thông trực tuyến và lữ hành trực tuyến. Nó trở thành một thước đo quan trọng cho ngành công nghiệp Internet trong khu vực. Bain cũng tham gia thêm vào nghiên cứu trong năm nay và đây là lần đầu tiên báo cáo mới có thêm thông tin về dịch vụ tài chính số.

Đơn vị: tỷ USD

Thương mại điện tử vẫn là điểm sáng nhất trong nền kinh tế Internet của Đông Nam Á. Được hỗ trợ bởi nhiều lễ hội mua sắm giá tốt, các nội dung giải trí trong ứng dụng và giao hàng nhanh hơn, thị trường được kì vọng sẽ tăng trưởng bốn lần từ 38,2 tỉ USD vào năm 2019 tới 153 tỉ USD trong năm 2025. Phần lớn tăng trưởng này sẽ đến từ Indonesia với thị trường thương mại điện tử có thể tăng từ 21 tỉ USD đến 82 tỉ USD.

Đơn vị: tỷ USD

Thị trường gọi xe trong khu vực cũng có thể sẽ chạm mốc 40 tỉ USD vào năm 2025 từ 12,7 tỉ USD của năm 2019 nhờ những cái tên như Grab hay Go-Jek. Cả hai đều nhìn nhận mảng giao đồ ăn trong vai trò thức đẩy tăng trưởng và lợi nhuận chính. Động thái này sẽ làm cạnh tranh trong lĩnh vực với các công ty giao đồ ăn như Foodpanda hay Deliveroo ngày càng khốc liệt.

Đơn vị: tỷ USD

Việt Nam nổi lên như nền kinh tế có tốc độ số hoá mạnh mẽ nhất trong khu vực với tổng giá trị hàng hoá của nền kinh tế Internet chiếm hơn 5% trong tổng sản phẩm quốc nội năm 2019. Số liệu trung bình của khu vực Đông Nam Á đạt 3,7%. Thương mại điện tử là động lực thúc đẩy chính cho Việt Nam, nơi các sàn thương mại điện tử nội địa như Sendo hay Tiki cạnh tranh gay gắt với nhièu ông lớn khu vực như Shopee hay Lazada.

Thanh toán điện tử cũng đang ngày càng trở nên phổ biến và được kì vọng sẽ vượt mốc 1 nghìn tỉ USD vào năm 2025. Trong tổng số 400 triệu người trưởng thành ở Đông Nam Á, 98 triệu người đang “chưa được phục vụ đầy đủ bởi ngân hàng” (tức có tài khoản ngân hàng song tiếp cận hạn chế với các sản phẩm tài chính như thẻ tín dụng). Và 198 triệu người khác không được tiếp cận với ngành tài chính.

(Đơn vị: triệu người)

Những số liệu ấn tượng nói trên đang khiến Đông Nam Á thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư. Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á kêu gọi được 7,6 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm nay, tăng lên từ 7,1 tỉ USD cùng kì năm trước.

Các công ty gọi xe như Grab hay Go-Jek đã gọi được hơn 14 tỉ USD trong bốn năm qua, trong khi đó công ty thương mại điện tử như Tokopeida gọi được tổng cộng gần 10 tỉ USD.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Thanh Xuân

Tin mới nhất