Công Nghệ

Hậu Huawei bị cấm cửa, người dân Trung Quốc cảm thấy xẩu hổ nếu ai đó sử dụng iPhone

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Không chỉ xấu hổ khi thấy ai đó sử dụng iPhone, các phương tiện truyền thông Trung Quốc còn liên tục phát những quảng cáo kêu gọi mọi người chuyển sang dùng Huawei.

Cuộc chiến tranh ngoại thương giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày một căng thẳng. Để đáp trả việc chính phủ Mỹ liên tiếp ban hành các lệnh cấm vận đối với Huawei, người dân Trung Quốc đã kêu gọi nhau tẩy chay Apple. Giới truyền thông của Trung Quốc lúc này đã miêu tả việc sử dụng iPhone ở đất nước này là một hành động vô cùng đáng xấu hổ.

Huawei bị cấm cửa

Giới truyền thông của Trung Quốc miêu tả việc sử dụng iPhone ở đất nước này hiện tại là một hành động vô cùng đáng xấu hổ.

Sam Li, một nhân viên tại công ty viễn thông nhà nước ở Bắc King, cho biết mình đã chuyển từ Apple sang Huawei và đó là việc làm theo cảm tính. “Thật xấu hổ khi lấy chiếc iPhone ra khỏi túi quần khi mà tất cả các sếp đều dùng Huawei”.

Không chỉ vậy, các phương tiện truyền thông nước này liên tục phát những quảng cáo kêu gọi chuyển sang dùng Huawei. “Thời đại 5G đã đến. Huawei có nhiều công nghệ tiên tiến hơn Apple”, một người đàn ông nói trên WeChat.

Với việc Mỹ tiếp tục trừng phạt Huawei, Apple sẽ là cái tên bị tổn thương nhiều nhất ở Trung Quốc. Trước đó, doanh số của họ tại thị trường đông dân nhất này đã bị sụt giảm đáng kể thì và chắc chắn mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Ông Kiranjeet Kaur - giám đốc nghiên cứu cấp cao của IDC Châu Á Thái Bình Dương cho biết, người dân Trung Quốc sẽ càng trung thành với Huawei nếu Mỹ tiếp tục đưa ra những lệnh cấm và hãng tổn thương nhất lúc này không ai khác chính là Apple.

Năm ngoái, Huawei xuất xưởng 206 triệu điện thoại thông minh, bao gồm 105 triệu chiếc tại Trung Quốc, chiếm 24,6% thị phần nội địa. Trong khi dó, thị phần của Apple tại Trung Quốc chỉ là 9,1%. Trong quý tài chính đầu tiên của năm 2019, thị phần của Apple giảm xuống còn 7%. Ngược lại, thị phần của Huawei tăng lên gần 30%.

Tuy nhiên, IDC cho rằng Apple vẫn còn cơ hội thị trường đông dân nhất thế giới. “Apple là một thương hiệu lớn. Những người theo chủ nghĩa dân tộc sẽ tẩy chay các sản phẩm của Mỹ, nhưng cũng có nhiều khách hàng khác lại không quan tấm đến đều này”, ông Bryan Ma, phó chủ tịch IDC, nhận định.

Trong những năm gần đây, CEO Apple Tim Cook đã cố cho thấy thiện chí của mình với Trung Quốc, bao gồm gây quỹ phúc lợi cho trẻ em và quyên góp cho những nạn nhân bị thiên tai, cũng như đầu tư vào các công ty tại đây như Didi Chuxing và trung tâm nghiên cứu và dữ liệu. Cook hiện tại còn giữ chiếc ghế Ban cố vấn của Trường Đại học Kinh tế và Quản lý Tsinghua, được biết đến như một cái nôi cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất