Công Nghệ

Hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ không mua iPhone 11: Không phải vì đắt, lý do sẽ khiến bạn bất ngờ

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Bộ ba iPhone 11 vô tình khiến 15% dân số thế giới (tương đương gần 1 tỉ người) sợ hãi khi nhìn vào những ống kính "siêu to khổng lồ" trên camera.

Tại sự kiện thường niên diễn ra vào tối qua, Apple đã chính thức trình làng bộ ba smartphone cao cấp mới nhất của hãng với tên gọi lần lượt là iPhone 11, iPhone 11 Pro và 11 Pro Max.

Điểm thu hút sự chú ý nhất trên thế hệ iPhone mới của Apple là ba ống kính phía sau được xếp hình tam giác, nằm trong một khung vuông to và lồi lên trông thấy so với mặt lưng của điện thoại.

iPhone 11

Tim Cook giới thiệu thế hệ iPhone 11 với cụm camera “siêu to khổng lồ” tại sự kiện diễn ra hôm 10/9. (Ảnh: Soyacincau)

Mặc dù đây là một nâng cấp lớn về khả năng nhiếp ảnh và video trên iPhone, yếu tố mà Apple đã bị nhiều hãng smartphone Android vượt mặt, tuy nhiên nó lại vô tình khiến một bộ phận không nhỏ người sợ hãi khi nhìn cụm camera đầy lỗ này.

Chứng sợ lỗ (tên tiếng Anh: Trypophobia) là một hội chứng gây ám ảnh của con người khi chúng ta nhìn thấy những vật chi chít các lỗ nhỏ hoặc vết thâm như tổ ong, bát sen, xốp bong bóng, lỗ đục trên cây… dẫn đến tình trạng đầu óc không minh mẫn, sợ hãi, nổi da gà, buồn nôn, chóng mặt, loạn nhịp tim…

iPhone 11

Bộ ba iPhone 11 vô tình khiến 15% dân số thế giới (tương đương gần 1 tỉ người) sợ hãi khi nhìn vào những ống kính “siêu to khổng lồ” trên camera. (Ảnh: The Verge)

Hội chứng sợ lỗ cũng là một nỗi sợ điển hình, khi có ít nhất 15% dân số trên thế giới (tương đương gần 1 tỉ người) đang mắc phải.

Hội chứng này xuất hiện vào đầu năm 2005 và sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân khiến chỉ một số người mắc phải hội chứng kỳ lạ này, đó là do não bộ bị quá tải.

Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng để xử lý các bề mặt có quá nhiều lỗ thủng, não bộ cần nhiều oxy hơn, dẫn đến phản ứng bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn để buộc người nhìn không nhìn nữa. Tuy nhiên giả thuyết này đã nhanh chóng bị bác bỏ, vì nhiều hình ảnh khác thậm chí còn đòi hỏi não bộ cung cấp nhiều oxy hơn, nhưng không gây ra hiệu ứng tương tự.

Năm 2017, các chuyên gia từ ĐH Kent, Anh Quốc đã đưa ra một giả thuyết được nhiều người đồng tinh hơn. Theo các chuyên gia, nguyên do là vì quá trình tiến hóa đã giữ lại cho một phần trong chúng ta nỗi sợ về các loại bệnh tật và ký sinh trùng. Tiềm thức của một số người hiểu được rằng phải né tránh các loại bệnh tật dễ lây lan, như một số bệnh dịch đễ lại lỗ thủng trên bề mặt da, như đậu mùa, sởi,…

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất