Công Nghệ

Đi trước hơn Apple, Samsung nhiều năm nhưng LG lại 'lận đận' trên sân chơi di động

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Không ít tính năng trên smartphone được LG làm trước Apple và Samsung nhiều năm song thị trường lại không hề... để ý.

LG là một nhà sản xuất tuyệt vời và có nhiều tiên phong trong ngành di động. Dù vậy, điều hãng này thiếu có lẽ là khả năng marketing sản phẩm để nhiều người biết đến nó hơn. Nhiều lần đi trước những ông lớn như Samsung hay Apple thế nhưng sự “lận đận” lại khiến LG tụt lại phía sau.

Camera góc siêu rộng

(Ảnh: Phonearena)

LG là một trong những nhà sản xuất tiên phong đưa camera góc siêu rộng lên những chiếc smartphone. Đầu tiên là chiếc LG V10 với camera tự sướng kép ra mắt vào năm 2015. Người dùng sẽ có một ống kính “thường” và một ống kính góc siêu rộng cho những tấm hình tự sướng nhóm. Một năm sau đó, LG đưa ống kính góc siêu rộng lên mặt lưng smartphone cùng chiếc LG G5.

Dù vậy, tính năng này không nhận được nhiều sự tán dương hay chú ý. Đến năm 2019, camera góc siêu rộng lại trở thành một điều phải có trên điện thoại thông minh. Samsung hay Apple cũng đều nhận được nhiều lời khen khi đưa camera góc siêu rộng lên sản phẩm của mình, điều mà LG đã làm từ ba năm trước đó.

Độ phân giải màn hình QHD

(Ảnh: Phonearena)

LG G3 là chiếc smartphone đại trà đầu tiên trên thế giới có màn hình QHD (1.440 x 2.560 pixel). Nó ra mắt từ năm 2014.

Dù vậy, nói một cách công bằng, dù đi tiên phong nhưng có vẻ LG đã hơi vội vàng khi chiếc LG G3 mang lại trải nghiệm hình ảnh không thực ấn tượng với ánh sáng yếu. Đó là còn chưa kể đến việc màn hình “xịn xò” trở thành một yếu tố ngốn pin không thể tin nổi.

Khung máy cấu thành từ thép không gỉ

(Ảnh: Phonearena)

Những chiếc iPhone cao cấp mới nhất của Apple đều có khung sườn máy cấu thành từ thép không gỉ. Apple nhận được nhiều lời khen cho thiết kế “sang chảnh” này. Trong khi đó, khi LG làm điều tương tự trên chiếc LG V10 vào năm 2015 thì dường như lại không có ai quan tâm.

Một điểm trừ của LG V10 dù vậy cũng phải thừa nhận rằng nó kém hấp dẫn do vẫn có mặt lưng cấu thành từ nhựa.

Màn hình cong, dẻo

(Ảnh: Phonearena)

Trước khi Samsung Galaxy Fold hay Huawei Mate X ra mắt rất lâu, LG đã thử nghiệm công nghệ màn hình cong, dẻo cùng chiếc LG Flex và LG Flex 2. Màn hình OLED cũng cách bố trí linh kiện bên trong máy cho phép người dùng có thể ép phẳng chiếc điện thoại cong này mà không màn hư hại đến chất lượng máy.

Lần cuối cùng chúng ta được thấy LG thử nghiệm công nghệ màn hình cong, dẻo trên điện thoại của mình là cùng chiếc LG G4.

Tương tác với smartphone từ xa

(Ảnh: Phonearena)

Google Pixel 4 cũng con chip radar mới của mình cho phép người dùng tương tác với điện thoại bằng cử chỉ mà không cần chạm vào màn hình. Tính năng này thực tế trước đó đã xuất hiện từ chiếc LG G8 khi chiếc điện thoại của LG cho phép người dùng điều chỉnh âm lượng, chuyển bài nhạc hoặc khởi động ứng dụng yêu thích chỉ cần “múa máy” trước màn hình.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất