Công Nghệ

Sử dụng emoji 'OK' thay cho câu trả lời, nhân viên bị sếp đuổi thẳng cẳng khỏi công ty

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Bài học cho bạn là, tuyệt đối không sử dụng emoji với cấp trên của mình nếu không muốn nhận phải kết cục ê chề như câu chuyện dưới đây.

Emoji (biểu tượng cảm xúc) là tính năng phổ biến trên smartphone. Những biểu tượng xinh xắn, dễ thương kia từ lâu đã đi vào đời sống qua những mẫu tin nhắn điện thoại hay khi bình luận trên Facebook, Instagram,…

Việc sử dụng emoji còn mang đến sự hài hước và cảm xúc cho môi trường công sở. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn phải nhớ là mình đang giao tiếp với ai. Nếu người đó càng lớn tuổi thì bạn càng phải e dè. Và đáng chú ý là, tuyệt đối không sử dụng emoji với cấp trên của mình nếu không muốn nhận phải kết cục ê chề như câu chuyện dưới đây.

 emoji

Một nhân viên quán bar ở Trung Quốc đã bị đuổi việc sau khi trả lời người sếp của cô bằng biểu tượng cảm xúc “OK” trên ứng dụng nhắn tin WeChat

Theo South China Morning Post, một nhân viên quán bar ở Trung Quốc đã bị đuổi việc sau khi trả lời người sếp của cô bằng biểu tượng cảm xúc “OK” trên ứng dụng nhắn tin WeChat.

Báo cáo từ Btime cho biết, câu chuyện xảy ra ở một quán bar ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Theo đó, quản lý của quán bar đã gửi thông báo vào nhóm trên WeChat, với nội dung yêu cầu nhân viên nữ kể trên gửi một số tài liệu cuộc họp. Khi nhận được biểu tượng “OK” thay cho câu trả lời, vị quản lý vô cùng tức giận với thái độ của nhân viên nữ.

“Cô nên sử dụng văn bản để trả lời tin nhắn của đối phương. Cô có biết các quy tắc ứng xử không vậy?” người sếp hỏi. “Đây là cách mà cô xác nhận thông tin đã được gửi đến mình ư?”

Vài phút sau đó, người sếp đã bảo nữ nhân viên liên lạc với bộ phận nhân sự và quyết định cho cô từ chức.

“Đây là một câu chuyện có thật, đơn từ chức của tôi vẫn đang được xử lý”, nữ nhân viên cho biết. “Tôi đã làm việc nhiều năm và đây là lần đầu tiên tôi gặp phải tình huống ngu ngốc này. Tôi là người dễ chịu nên tôi đã không mắng lại hắn ta.”

Nữ nhân viên cho biết, các đồng nghiệp của cô điều cho rằng quyết định của vị quản lý kể trên là không đáng. Sau vụ việc, anh ta cũng đã gửi một thông báo chính thức tới nhóm của công ty trên WeChat để yêu cầu mọi người không tái phạm sai lầm này.

 emoji

Đầu tháng này, một nhân viên khác tại Trung Quốc đã bị sếp của mình mắng té tát vì trả lời tin nhắn “Um Um”, có nghĩa là “đã biết” trong tiếng Trung

Ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện kể trên đã được đăng tải trên Weibo, mạng xã hội Trung Quốc, với hơn 280 triệu lượt xem, và thu hút đông đảo những nhân viên đang làm việc tại quốc gia này.

“Nếu sếp của bạn muốn sa thải bạn thì bất kỳ lý do nào cũng là hợp lệ!; Thành thật mà nói, tôi sẽ không trả lời tin nhắn của anh ta, và tôi nghĩ rằng một người lãnh đạo giỏi luôn có thể chấp nhận phong cách giao tiếp khác nhau của mỗi người, cũng như nét đặc trưng riêng của họ”, một số bình luận trên Weibo.

Wang Li-ping, Giáo sư của Trường kinh tế quốc dân Trung Quốc, chuyên ngành quản lý và nhân sự, nói rằng “tất nhiên đây là một lý do không đáng để sa thải một nhân viên.”

“Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể xảy ra ở các công ty có quy mô vừa và nhỏ, vì họ có thể không có một quy định chi tiết với đầy đủ các điều khoản liên quan đến tình huống này”, giáo sư Wang nói.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhân viên Trung Quốc bị sếp của mình sa thải, hoặc bêu tên bởi cách trả lời tin nhắn trên WeChat. Đầu tháng này, một nhân viên đã bị sếp của mình mắng té tát vì trả lời tin nhắn “Um Um”, có nghĩa là “đã biết” trong tiếng Trung, theo báo cáo của tờ Chongqing Chen Bao.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất