Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Hàng nghìn tài khoản Facebook vi phạm bản quyền trận bán kết ASIAD 2018

Trong trận bán kết giữa Olympic Việt Nam và Olympic Hàn Quốc vào chiều ngày 29/8/2018, nhóm rà soát vi phạm bản quyền đã phát hiện gần 2.000 link chia sẻ livestream trận đấu, trong đó chủ yếu là trên Facebook, trên YouTube số lượng link vi phạm ít hơn.

Một số trang web lậu như như vatvo.tv, bongda…, keonhacai… vẫn tiếp tục vi phạm bản quyền.

Có thể nói tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng xã hội đang trở thành vấn nạn lớn mà chưa có biện pháp phối hợp ngăn chặn triệt để.

Ngay sau khi VOV/VTC có bản quyền ASIAD 2018 vào ngày 22/8 thì tình trạng vi phạm bản quyền đã diễn ra trên hầu hết các hạ tầng: Facebook, YouTube, web và app OTT. Ngay sau đó Đài VTC đã có văn gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) và Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) đề nghị hỗ trợ ngăn chặn xâm phạm bản quyền ASIAD.

Theo Đài VTC, từ ngày 22 đến 26/8, Đài đã xử lý ngăn chặn gần 100 link vi phạm trên hai mạng xã hội Facebook và YouTube, phát hiện và báo cáo vi phạm của 21 trang web lậu vi phạm bản quyền.

Tình trạng vi phạm bản quyền bùng phát vào các trận đấu bóng đá của đội tuyển Olympic Việt Nam. Trong ngày 27/8 khi trận đấu tứ kết giữa Olympic Việt Nam và Olympic Syria diễn ra đã có 360 link Facebook, 80 link YouTube bị phát hiện và ngăn chặn. Thêm vào đó Đài VTC còn ghi nhận được 16 trang web lậu và 3 app OTT của hai đơn vị truyền hình cáp vi phạm bản quyền trận đấu này.

Ngày 29/8, trong trận bán kết giữa Olympic Việt Nam và Olympic Hàn Quốc thì tình trạng livestream thật sự bùng phát. Nhóm rà soát bản quyền đã phát hiện gần 2.000 link vi phạm, trong đó chủ yếu là trên Facebook, YouTube số lượng vi phạm tuy có ít hơn nhưng cũng ở con số vài trăm tài khoản.

Dự báo trong trận tranh Huy chương Đồng giữa Olympic Việt Nam và Olympic UAE vào 15h ngày mai 1/9, nạn vi phạm bản quyền sẽ tiếp tục diễn ra.

Để bảo vệ bản quyền ASIAD 2018, ĐÀi VTC đã chủ động làm việc với YouTube để thiết lập chế độ chặn tự động với các tài khoản tại Việt Nam vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, rất nhiều tài khoản vẫn cố tình dùng thủ thuật lách bộ lọc tự động của YouTube bằng cách lấy nhiều luồng tín hiệu khác nhau, lúc thì VTC3, lúc VTC1, khi lại lấy từ VOVTV hoặc từ ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sau đó họ tìm các cách xử lý về âm thanh, hình ảnh để bộ lọc của YouTube không thể tức thì phát hiện. VTC bắt buộc phải kết hợp cả report thủ công để ngăn chặn triệt để hơn trong tối qua.

Cơ chế bảo vệ bản quyền của YouTube khá tốt. Họ cung cấp cho VTC content ID để thực hiện việc này. Nhưng với Facebook thì việc ngăn chặn vi phạm bản quyền phải làm thủ công hơn. Mặc dù trước đó, VTC đã gửi các xác nhận bản quyền với đại diện Facebook châu Á nhưng khâu xử lý vẫn mất thời gian.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo ICT News

Được quan tâm

Tin mới nhất
Siêu mẫu Bình Minh tái xuất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất