Công Nghệ

Giới trẻ Trung Quốc tìm cách 'lách luật' để được chơi game thoải mái

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Trung Quốc là một trong những quốc gia có chính sách quản lí trò chơi nghiêm ngặt nhất thế giới.

Trung Quốc là một trong số những quốc gia có quy định liên quan đến trò chơi điện tư (game) nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Chính phủ quốc gia tỉ dân từ lâu đã muốn bảo vệ trẻ em vị thành niên khỏi “căn bệnh” nghiện game. Ở thời điểm hiện tại, tất cả người chơi dưới 18 tuổi đều chỉ được chơi game dưới 90 phút mỗi ngày và không quá 3 giờ đồng hồ trong kì nghỉ. 

Trung Quốc là một trong những quốc gia có chính sách quản lí trò chơi nghiêm ngặt nhất thế giới. Ảnh: BBC

Dù vậy, điều này vẫn không ngăn được việc những đứa trẻ vẫn dành nhiều hồ đồng hồ để chơi các trò game yêu thích và chi tiêu những hoá đơn khổng lồ vào các trò chơi. Mọi việc trầm trọng đến mức trang Xinhua mới đây đã đăng tải một bài viết trong đó cáo buộc rằng các công ty game đã cố tình làm ngơ trước vấn đề này.

Bên cạnh đó, quy định càng nghặt nghèo thì những đứa trẻ lại càng “sáng tạo”. Daniel Ahmad, một nhà phân tích trò chơi tại Niko Partners, nói rằng trẻ em đã tìm ra nhiều cách mới để “đánh lừa” hệ thống kiểm soát kể từ khi hệ thống yêu cầu đăng kí tên thật được giới thiệu vào năm 2007.

“Vì những hạn chế kĩ thuật, vẫn sẽ luôn có những lỗ hổng cho phép trẻ em nhập thông tin giả, mua tài khoản của người lớn hoặc sử dụng tài khoản của bố mẹ để vượt qua lệnh hạn chế,” Ahmad nói thêm.

Thậm chí, ở Trung Quốc hiện có có một “ngành công nghiệp” chuyên cung cấp cho trẻ em danh tính, thông tin của người trưởng thành để đăng kí tên thật trong các trò chơi. Mua các thông tin này dễ như việc tìm kiếm các mặt hàng trên sàn thương mại điện tử như Taobao, Kr-ASIA nói. Trong khi đó, những người không muốn mua thông tin tài khoản có thể đến những trung tâm chơi game, một địa điểm tương tự các quán cà phê Internet, nơi họ có thể chơi games thoải mái với mức giá chỉ 0,14 USD mỗi giờ.

Không phải trò chơi nào cũng có những quy định ngặt nghèo cho người dùng. Năm ngoái, Hiệp hội Tiêu dùng Trung Quốc tìm ra rằng có 17 trong số 50 trò chơi phổ biến có thể dễ dàng bị qua mặt với các thông tin định danh giả.

Mọi thứ còn tồi tệ hơn khi ngành công nghiệp game đón nhận sự bùng nổ do COVID-19 mang lại. Nhiều phụ huynh nhận ra rằng những đứa con của mình đang “nướng” hết số tiền tiết kiệm vào các trò chơi. 

Trẻ em ở Trung Quốc được chơi game tối đa 3 giờ mỗi ngày vào kì nghỉ. Ảnh: SCMP

Một hội đồng bảo vệ người tiêu dùng ở Thâm Quyến, Trung Quốc nhận được số lượt phàn nàn của các bậc phụ huynh liên quan đến chi tiêu của con cái vào các trò chơi cao hơn 360% so với cùng kì năm ngoái. Gần 14% trong số này cho biết con họ đã tiêu hơn 1.400 USD vào các trò chơi, Xinhua nói thêm.

Dù vậy, một số nhà phát hành nổi tiếng như Tencent hay NetEase lại có các biện pháp quản lí khá nghiêm khắc. Theo đó, các công ty này sẽ check chéo thông tin định danh người dùng nhập vào và dữ liệu của cảnh sát. Cả hai cũng tích hợp thêm tính năng cho phép phụ huynh “gỡ” con mình ra khỏi các trò chơi bất kì khi nào họ muốn.

Tencent đồng thời dùng các công cụ công nghệ cao, ví dụ như nhận diện khuôn mặt hay máy học, để đảm bảo trẻ em không “lừa” hệ thống.

Trong tương lai gần, Tencent cũng đồng thời sử dụng công nghệ máy học để xác định danh tính người dùng dựa trên các hành vi chơi game của họ. Ví dụ, một số người dùng 60 tuổi sẽ có xu hướng thận trọng hơn khi chơi game chẳng hạn. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, công thực xác định danh tiếng người dùng của Tencent hiện vẫn được  giữ kín.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất