Công Nghệ

'Giang Ơi', vlogger thích 'làm điều mình sợ' và thế hệ trẻ với 'nghề 4.0'

Lê Thanh Xuân
Chia sẻ

Ở tuổi 28, Thu Giang, chủ nhân kênh "Giang Ơi", là một ví dụ điển hình cho những người trẻ thành công trong thời đại của những "nghề nghiệp 4.0".

Với 1,11 triệu người theo dõi, “Giang Ơi” là một trong những kênh YouTube thu hút được nhiều sự chú ý nhất của cộng đồng mạng trong năm 2019. Đứng đằng sau kênh YouTube này là một cô gái tài năng và xinh đẹp có tên Trần Lê Thu Giang.

Năm 18 tuổi, Giang rời Việt Nam sang Anh theo học và hoàn thành bậc học đại học ngành Thiết kế thời trang và Công nghệ. Sau đó, cô về nước và trở thành stylist/ phóng viên thời trang. Hai năm sau đó, Giang quay lại Anh và hoàn thành bậc cao học ngành Marketing Thời trang Quốc tế. Đến nay, Giang cho biết công việc chính của cô là sản xuất nội dung. Cô viết blog trên Giangoi.com, làm radio trên Soundcloud Giang Ơi radio và đặc biệt là trở thành một YouTuber với kênh “Giang Ơi” như nói trên.

Từ một du học sinh Anh với ngành học “hot”, Giang không chọn một big corp (công ty lớn) để đầu quân sau khi về nước mà lại theo đuổi con đường còn một ngành nghề rất mang hơi thở “công nghệ 4.0”: Vlogger.

Vlogger thích “làm điều mình sợ” và không ngại học hỏi

Với người trẻ, những “nghề nghiệp 4.0” thường có sức hấp dẫn lớn vì không có tính ràng buộc, mới lạ. Song, đi kèm với nó là nhiều thách thức.

Mỗi năm, Giang lại chọn mình một thông điệp để “tuân theo”. Năm nay, thông điệp của cô là “làm điều mình sợ”. Theo Giang, khi đã là mục tiêu, đó nên là một điều khiến bản thân bạn cảm thấy sợ hãi. Bởi nếu không, mục tiêu đó chưa đủ cao. “Giang nghĩ rằng thế hệ của Giang và các bạn, chúng ta có trách nhiệm phải làm những cái điều như vậy, để mình có thể đại diện cho đất nước của chúng ta làm những điều nước mình chưa từng làm được trước đây,” Giang chia sẻ trong một bài phỏng vấn.

Quan điểm trên có lẽ cũng phần nào được thể hiện ở con đường là Giang lựa chọn. Những vlog được Giang đăng tải trên kênh “Giang Ơi” thực tế có phần “lặng lẽ” hơn rất nhiều so với những hiện tượng mạng khác. Song với một nét rất “bình thường” nhưng “riêng có”, Giang vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm.

Khi được hỏi về yếu tố cần có để trở thành một vlogger thành công nói riêng hay trở thành một người thành công trong nhóm nghề nghiệp 4.0 được sinh ra bởi công nghệ, Giang thừa nhận yếu tố “tính cách phù hợp” được cô đặt nên hang đầu. Giang nhận định bất kì một ngành nghề nào cũng không dành cho tất cả mọi người.

Song chủ nhân kênh “Giang Ơi” cho biết sự kiên định với đam mê cũng là một yếu tố rất quan trọng khác. “Bạn sẽ phải chịu đựng nhiều rào cản từ người khác cũng như từ chính mình, tức là yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong,” cô nói.

Trở về từ Anh, có lẽ nhiều người kì vọng Thu Giang sẽ trở thành một nhân viên “sang chảnh” trong một công ty lớn nào đó. Thế nhưng, giấc mơ và đam mê lại khiến cô rẽ hướng. Giang tự nhận mình là một người có khả năng tập trung cao, vì thế cô thường “không biết người khác nói gì vì thường không nghe”.

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc bạn phải “liều mạng” với giấc mơ của đời mình. “Thế nhưng các bạn có sẵn sàng làm những việc này không, những việc tưởng rằng như không thể? Làm sao mình làm được khi sáng đã đi làm rồi buổi tối lại về cày cuốc?,” Giang nói. Vì thế, cô nhấn mạnh yếu tố thứ ba trong thành công ở thời đại 4.0 là tinh thần học hỏi và khả năng quan sát.

Thế giới “nghề nghiệp 4.0” hào nhoáng song thách thức

Với Giang, việc nắm bắt và tận dụng được công nghệ là chìa khoá thành công trong thời đại mới. Đơn giản bắt đầu bằng thói quen dùng smartphone.

Đối với nhiều người, việc bỏ một công việc đều đặn, mang đến một thu nhập ổn định để chọn một con đường mới lạ là một rủi ro, mạo hiểm. Song đối với Giang và nhiều người trẻ, quyết định trở thành một vlogger nói chung hay theo đuổi những nghề nghiệp chưa từng có trước đây nói chung lại hoàn toàn không có tính chất nếu đã chuẩn bị một cách đầy đủ cùng một tinh thần cầu tiến và bền chí, kiên gan. Bên cạnh đó, Giang cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ trong hành trình của mình.

“Kể cả các bạn làm kinh doanh, làm cho một công ty, hay công tác chính trị, thậm chí là công tác từ thiện, các bạn cần đến được với đối tượng mà các bạn đang cần hướng tới. Tất cả mọi công việc, không hạn chế ở một công việc nào cả. Công nghệ sẽ cho phép các bạn tiếp cận với đối tượng đấy một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất có thể,” Giang nói. Vì thế, cô khuyến khích các bạn trẻ học cách sử dụng công nghệ.

“Hãy dành thời gian để xem là ngày hôm nay mình sử dụng công nghệ như thế nào để đến được với thị trường của mình, đến được với đối tượng của mình, và loại bỏ người gác công đi,” cô nói thêm. Giang thường nhắc đến khái niệm “người gác cổng” như một rào cản khi bạn tiếp cận một lĩnh vực nào đó.

Trần Lê Thu Giang chỉ một trong số rất nhiều người trẻ dám nghĩ, dám làm với những nghề nghiệp hoàn toàn mới được sinh ra nhờ công nghệ. Một thập niên trước, có lẽ ít người nghĩ rằng game thủ lại là một nghề chuyên nghiệp, có thể mang lại thu nhập khủng và được thế giới công nghệ. Thời đó, game thủ vẫn gắn liền với hình ảnh của những cậu bé lêu lổng, ham chơi. Một số trong những cậu bé đó chỉ vài năm sau đó đã đứng trên những sân khấu ngập ánh sáng đèn, sẵn sàng thi đấu với bạn bè thế giới để khẳng định “thương hiệu” của game thủ Việt Nam.

Công nghệ phục vụ rất tốt cho những điều mà người trẻ mong muốn. Bạn có thể lựa chọn dùng chiếc smartphone để xem những nội dung không thực sự mang đến lợi ích cho bản thân hoặc xem những nội dung để trau dổi kiến thức cho bản thân. Sự tiện lợi mà công nghệ mang lại đang đưa đến những cơ hội chưa từng có trước đây. Một vlogger triệu người theo dõi hoàn toàn có thể bắt đầu từ chiếc smartphone mà bạn đang cầm trên tay. Một food vlogger ăn khách trên Internet cũng có thể chỉ là một khoảnh khắc bạn nhận ra đam mê nấu ăn trong căn bếp của mình cùng những am hiểu cơ bản về Internet.

Mọi điều mới mẻ và hấp dẫn đều xuất phát từ tinh thần không ngừng khám phá, dám thay đổi, dám phát minh và dám tái định nghĩa những điều cũ kĩ. Trong tương lai, sẽ còn có rất nhiều phạm vi công việc mới tiếp tục xuất hiện, bởi những hãng công nghệ, tiêu biểu như Samsung, cũng đang không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới, góp phần cải thiện cuộc sống của người dùng, trong cả công việc và đời sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Samsung sẽ đồng hành với người trẻ trong hành trình khám phá và kiến tạo những giá trị mới.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Thanh Xuân

Tin mới nhất