Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đồng tiền số Bitcoin ai cũng muốn sở hữu thực sự đáng giá bao nhiêu?

Bitcoin có giá trị nội tại bao nhiêu, câu hỏi này không dễ trả lời. Bloomberg tổng hợp ý kiến của một số nhà kinh tế học rằng giá trị của nó có thể nằm trong khoảng từ… 20 USD cho tới 800.000 USD.

Hai nhà kinh tế học đã mất một bữa ăn trưa, hai chai rượu để tính toán giá trị hợp lý của một đồng Bitcoin: 200 USD.

Họ cần thêm một ngày nữa để nhận ra dường như mình đã để thừa một số 0: 20 USD, họ quyết định, là mức giá hợp lý của đồng tiền ảo mà chỉ mới một năm trước có giá trị 1.200 USD, loanh quanh ngưỡng 20.000 USD vào tháng 12 năm ngoái và giờ thì đang ở mốc 8.000 USD. Dù mức giá đã giảm khá nhiều so với đỉnh cao hồi cuối năm ngoái, theo tính toán của họ, Bitcoin vẫn đang được định giá cao hơn giá trị thực khoảng 40.000 lần. Hai nhà kinh tế học gọi đây là lý thuyết Côtes du Rhône, theo tên loại rượu mà họ đang thưởng thức.

“Đó là cách chúng tôi nghĩ ra những ý tưởng tuyệt nhất của mình. Nó như thể dầu bôi trơn vậy,” Savvas Savouri, một người đang việc tại một quỹ đầu tư thanh khoản ở London. Trong câu chuyện này, ông đang chia sẻ ý tưởng của mình với Richard Jackman, một giáo sư danh dự tại trường Kinh tế London.

Nhiệm vụ của họ là tìm ra câu trả lời mà rấy nhiều người đã đặt ra. Đâu là giá trị của một đồng tiền mã hóa chưa có quốc gia nào công nhận, không có ngân hàng trung ương điều hành và chỉ một vài nơi có thể tiêu xài? Nó 2 USD, 20.000 USD hay 2 triệu USD? Bằng cách phân tích theo logic, liệu có thể tính toán được giá trị đồng tiền này hay nó đơn thuần là kết quả của sự điên rồ tới từ một đám đông?

Bitcoin có giá trị nội tại bao nhiêu, câu hỏi này không dễ trả lời. Bloomberg tổng hợp ý kiến của một số nhà kinh tế học rằng giá trị của nó có thể nằm trong khoảng từ… 20 USD cho tới 800.000 USD.

Trả lời câu hỏi này không hề dễ dàng: Mua Bitcoin không mang lại cho bạn một dòng tiền mặt nào, hay không mang về một phần sở hữu của công nghệ blockchain đằng sau đó, hay bất kì một thứ gì đó nằm ngoài khả năng để tiết kiệm hoặc tiêu xài. Đây có lẽ là lý do Warren Buffet từng khẳng định ý tưởng cho rằng Bitcoin có “giá trị nội tại lớn” là một “trò đùa” - không có một nguồn thu nhập nào tiềm năng có thể được sử dụng để định giá nó.

Tuy nhiên, với 2 tỷ USD được đổ vào các quỹ đầu tư tiền mã hóa năm ngoái, rõ ràng Bitcoin có giá trị của riêng mình. Nếu Bitcoin là một đồng tiền, và tiền thì luôn có giá trị, sẽ có một cách để có định giá được đồng tiền này.

Jackman và Savouri quyết định sử dụng Học thuyết số lượng tiền tệ. Được trình bày một cách rõ ràng nhất bởi Irving Fisher vào năm 1911, học thuyết này cho rằng giá trị của một đồng tiền có mối liên quan mật thiết với tổng lượng tiền lưu hành (nguồn cung tiền) và tốc độ lưu chuyển tiền tệ (tần suất đồng tiền được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ).

Cụ thể, nếu như biết tổng lượng tiền lưu hành, tốc độ lưu chuyển tiền tệ và số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tiền được tiêu dùng vào, bạn có thể tính ra giá trị đồng tiền. Hãy coi nguồn cung Bitcoin đang ở mức 15 triệu, giả sử mỗi đồng tiền được tiêu dùng bốn lần mỗi năm, Jackman và Savouri tính toán được rằng 60 triệu giao dịch thanh toán Bitcoin đã được sử dụng để mua lượng hàng hóa tương đương giá trị 1,2 tỷ USD. Sử dụng học thuyết được trình bày bởi Irving Fisher, bạn có thể lấy 1,2 tỷ USD chia cho 60 triệu lần thanh toán bằng đồng Bitcoin để tính ra giá trị đồng tiền này là 20 USD. Rất đơn giản!

Thế nhưng, khi nhắc đến định giá đồng Bitcoin, nhiều quan điểm trái chiều đã được đưa ra cho dù dùng chung một công thức. Tháng 9 năm ngoái, Dan Davies, một nhà phân tích làm việc tại công ty nghiên cứu tài chính Frontline Analyst Ltd., cũng từng dùng học thuyết số lượng tiền tệ để định giá Bitcoin. Nhưng, con số mà anh đưa ra là 600 USD.

Cuối tháng 12 năm ngoái, Mark Kirker, một giáo viên toán tại California, cũng đăng tải một phân tích định giá Bitcoin sử dụng học thuyết tương tự cho mục đích tương tự. Mark khẳng định giá trị Bitcoin cao hơn giá trị giao dịch của nó lúc bấy giờ. Bloomberg mới đây liên hệ lại với giáo viên này và được chia sẻ anh định giá Bitcoin ở mức 15.000 USD.

Tại sao một thứ lại cùng lúc có thể có giá trị 20 USD, 600 USD hay 15.000 USD sử dụng cùng một lý thuyết? Một trong những lý do là có quá nhiều điều về Bitcoin mà chúng ta chưa biết. Chúng ta đã biết số lượng Bitcoin tối đa là 21 triệu và chúng ta biết tốc độ lưu chuyển của nó. Nhưng chúng ta không biết Bitcoin liệu có được đón nhận rộng rãi trong tương lai khác, nó sẽ được giao dịch thường xuyên tới mức nào và dùng để làm gì.

Trong ví dụ của Davies, anh cho rằng một trong những ứng dụng tiềm năng của Bitcoin trong tương lai là dành cho thị trường trao đổi các loại thuốc cấm. Tổ chức UN từng ước tính thị trường này có giá trị 120 tỷ USD. Nhờ con số này, Davies đã định giá Bitcoin 600 USD.

Với Kirker, tội phạm và thuốc cấm chỉ là một phần của câu chuyện. Anh còn hình dung trong tương lai ở các quốc gia pháy triển, tiền mã hóa sẽ được ưa chuộng hơn giao dịch ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, với quá nhiều sự bay bổng, công thức tính toán sẽ không còn chính xác nữa. Ngay cả trong một thế giới không-Bitcoin, tổng độ lưu chuyển tiền tệ và giá trị của chúng cũng lên xuống theo một cách không phải khi nào phân tích cơ bản cũng chính xác.

Một số người tin rằng sở dĩ mọi thứ rối rắm là bởi tiền mã hóa là một thứ hoàn toàn mới và nó cần những học thuyết kinh tế mới đi kèm. Một Học thuyết số lượng tiền tệ mã hóa chẳng hạn. John Pfeffer, một cựu nhân sự tại KKR&Co., cũng ủng hộ ý tưởng này. Băng thông và sức mạnh tính toán là “nhiên liệu” của tiền mã hóa và chúng cần được là một biến số trong công thức, ông nói. Phiên bản công thức của riêng ông tưởng tượng một thế giới trong đó nhiều máy tính mạnh mẽ và kết nối tốc độ cao được kết hợp để làm giảm chi phí duy trì một nền kinh tế mã hóa theo thời gian, cùng lúc các yếu tố này đẩy nhanh tốc độ và tính khả dụng của tiền mã hóa. Hiện tại đã có không ít đồng tiền mã hóa khác Bitcoin, điều này cho thấy một thế giới tiền mã hóa sẽ cực kì phổ biến trong tương lai.

Một trong những nhà đầu tư lỗi lạc nhất hiện nay, Warren Buffett, cho rằng mua tiền mã hóa giống như đánh bạc, thau vì là đầu tư.long

Trong một thế giới mà tiền mã hóa trở thành một nguồn lực của kinh tế, cũng giống như xăng dầu, điện hay nước, được máy tính hóa và trao đổi như hàng hóa, liệu sẽ có người trở nên giàu có bằng cách chất đầy chúng trong tài khoản đầu tư không? Không, Pfeffer nhận định.

Theo ông, một đồng tiền mã hóa càng phố biến, khả năng giá trị của nó quay đầu về không càng cao. Theo học thuyết số lượng, tốc độ lưu chuyển của tiền mã hóa sẽ ngày càng tăng trong khi đó chi phí của nhiều dịch vụ nằm trong nền kinh tế mã hóa sẽ ngày càng giảm. Mã hóa sẽ thay đổi thế giới nhưng cũng khiến nhiều người cầm trong tay nhưng đồng token không có giá trị.

Pfeffer dập tắt hi vọng của những người muốn làm giàu từ Bitcoin: sẽ có khả năng một đồng tiền mã hóa ngoài kia được sử dụng như một phương tiện lưu trữ giá trị trong kỉ nguyên số, cũng giống như vàng,một kim loại được nhiều nhà đầu tư dùng để lưu trữ giá trị trong khủng hoàng tiền mất giá. Đồng tiền mã hóa chiến thắng trong cuộc đua dành vị trí này sẽ có một cách sử dụng hoàn toàn khác và giá trị hoàn toàn khác những đồng tiền còn lại.

Giả sử Bitcoin là đồng tiền này, nó có thể có giá trị từ 260.000 USD đến 800.000 USD. Pfeffer tỏ ra thận trọng trong việc khuyến cáo tới các nhà đầu tư về rủi ro thua lỗ đầu tư, “Nó có thể về không vì rất nhiều lý do” ông viết cuối năm ngoái.

Nhìn chung, vì nhiều lý do, định giá Bitcoin không chỉ liên quan đến nhữn con số mà còn là xác định rõ xem đồng tiền này là gì và có thể dùng làm gì.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hotgirl Quỳnh Trương gợi ý 3 hoạt động Giáng sinh ý nghĩa cùng người thân và bạn bè
Bộ ảnh ngược dòng thời gian cùng cô nàng Lọ Lem