saostar.vn
TIN HOT
TIN MỚI
VIDEO
LIÊN HỆ
search
saostar.vn
CELEB
HOT HIT
3,2,1 ACTION!
Trending
CUỘC SỐNG QUANH TA
Xúng xính
Xịn mịn
Sao SportSport
Gương mặt thương hiệu
Trường hạnh phúc
Special Family
Công nghệ/Internet

Độ dài của 1 giây sắp được định nghĩa lại: Không còn giống như những gì chúng ta từng biết

Duy HuỳnhĐăng lúc 16:51 | 31-03-2021

Độ dài 1 giây bạn từng biết có thể không còn chính xác nữa, khi các nhà khoa học vừa tiến thêm một bước nữa trong việc định nghĩa lại chiều dài của 1 giây.

Trong hệ đo lường, giây (viết tắt là s theo chuẩn quốc tế hoặc được ký hiệu là '') là đơn vị đo thời gian, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Định nghĩa của giây là khoảng thời gian bằng 1/60 của phút, hay 1/3600 của giờ.

Tuy nhiên, độ dài một giây bạn từng biết kể trên có thể không còn chính xác nữa, khi các nhà khoa học vừa tiến thêm một bước nữa trong việc định nghĩa lại chiều dài của một giây.

Độ dài của 1 giây không còn giống như những gì chúng ta từng biết Ảnh 1
(Ảnh minh hoạ: Urban Barn)

Cụ thể, bằng cách sử dụng sợi quang và tia laser để truyền dữ liệu, một nhóm nhà vật lý học ở Colorado (Mỹ) đã đo chính xác hơn giá trị của một giây so với phép đo truyền thống.

Xem thêm: Rơi trực thăng khi đi trượt tuyết, tỷ phú giàu nhất CH Czech thiệt mạng thương tâm

Theo đó, các đồng hồ nguyên tử tiêu chuẩn trên thế giới xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước dựa trên các nguyên tử Cesium, vốn dao động qua lại 9 tỷ lần trong một giây.

Độ dài của 1 giây không còn giống như những gì chúng ta từng biết Ảnh 2
Một chiếc đồng hồ nguyên tử. (Ảnh: Josh Akin / © National Maritime Museum, Greenwich, London)

Tuy nhiên, các đồng hồ nguyên tử mới dựa trên các nguyên tố khác còn nhanh hơn nữa, nghĩa là nó cho phép chia nhỏ mỗi giây đồng hồ thành các lát nhỏ hơn và cho kết quả chính xác hơn.

Các đồng hồ nguyên tố mới có độ chính xác gấp 100 lần đồng hồ cesium, khi có thể đo được đến một phần nghìn tỷ của mỗi giây.

Để đo thời gian chính xác hơn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 3 chiếc đồng hồ sử dụng các nguyên tố khác nhau, gồm: ion nhôm (ion Al ), ytecbi (Yb) và stronti (Sr).

Độ dài của 1 giây không còn giống như những gì chúng ta từng biết Ảnh 3
Đồng hồ nguyên tử ytterbium của NIST được cho là đồng hồ nguyên tử ổn định nhất thế giới với 'thời gian chết bằng 0'. (Ảnh: ORE HUIYING FOR BLOOMBERG BUSINESSWEEK)

Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt đồng hồ ion Al và Yb ở phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ ở Boulder, trong khi đó đồng hồ Sr nằm cách đó khoảng 1,5 km, tại phòng thí nghiệm JILA của trường Đại học Colorado.

Độ dài của 1 giây không còn giống như những gì chúng ta từng biết Ảnh 4
Dữ liệu được truyền qua sợi quang dài 3,6 km và một đường truyền liên kết không gian tự do dài khoảng 1,5 km thông qua các xung laser. (Ảnh: Nature)

Trong nhiều tháng, nhóm nghiên cứu đã gửi dữ liệu nguyên tử qua lại giữa hai địa điểm để xác định các phép đo của họ có thể được sử dụng lại và chính xác như thế nào.

Từ những thí nghiệm, cho đến nay, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra phép đo chính xác nhất về tỷ lệ chính xác giữa các đồng hồ.

Điều này sẽ là một bước tiến nữa hướng tới một mạng lưới đồng hồ nguyên tử mới, nhằm đo đạc một cách chính xác các thử nghiệm vật lý cơ bản cũng như các đặc điểm về trọng lực của Trái Đất.

Độ dài của 1 giây không còn giống như những gì chúng ta từng biết Ảnh 5
(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

"Mục đích cuối cùng là tinh chỉnh lại giây theo một tiêu chuẩn chính xác nghiêm ngặt hơn, điều gì đó mà chúng ta có thể làm với các phép đo chính xác hơn và nghiêm ngặt hơn", Colin Kenedy, nhà vật lý tại BACON (Boulder Atomic Clock Optical Network) cho biết.

Theo nhà vật lý, Jun Ye, người cũng tham gia vào công trình nghiên cứu này, kết quả này có nghĩa là có thể tạo ra một đồng hồ để quay ngược về hàng tỷ năm trước đến thời điểm khởi đầu của vũ trụ với độ chính xác chỉ tính bằng giây.

Độ dài của 1 giây không còn giống như những gì chúng ta từng biết Ảnh 6
Khuôn viên trường Đại học Colorado. (Ảnh: Casey A. Cass/CU Boulder)

Mạng lưới các đồng hồ nguyên tử này cũng sẽ được sử dụng như các cảm biến siêu nhạy để phát hiện ra các sóng của vật chất tối cũng như thử nghiệm Thuyết Tương đối của Einstein.

Xem thêm: Mặc kệ Thơ Nguyễn tuyên bố ngừng hoạt động, hàng loạt tài khoản giả vẫn hoạt động rầm rộ trên YouTube

BÀI VIẾT

Duy Huỳnh

Từ khoá:

khoa hoc

dự án khoa học

Đông Hồ

thời gian

DÀNH CHO BẠN

Tin tức

Tin sao Việt

Sao Việt

Giải trí

TV Show

Hậu trường

Hoa hậu

Âm nhạc

V-POP

K-POP

Âu Mỹ

Phim ảnh

Xine plus

Phim chiếu rạp

Phim truyền hình

Thế giới

Khám phá

Người Việt

Amazing

Xã hội

Pháp luật

Màu cuộc sống

Tin nóng

Đời sống

Cư dân mạng

Hẹn yêu

Gương mặt trẻ

Ăn chơi

Thời trang

Làng mẫu

Sao đẹp - Sao xấu

Hot - Trend

Đẹp

Làm đẹp

Phẩu thuật thẩm mỹ

Dưỡng nhan

Thể thao

Nhân vật

Bên lề

Bóng đá

Công nghệ

Mobile

Internet

Xe

Happy School

Du học

Giảng đường

Hướng nghiệp

Nguyễn Quang Minh

Tổng biên tập

Vũ Thị Tuyết Vân - Trương Thụy Tường Vy

Phó tổng biên tập

Đỗ Thu Trang

Chịu trách nhiệm nội dung

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

5B Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

TRỤ SỞ HÀ NỘI

Tầng 6, tòa nhà CIC, Số 2 ngõ 219 Trung Kính, Hà Nội

HỢP TÁC NỘI DUNG

info@saostar.vn

HỢP TÁC QUẢNG CÁO

marketing@saostar.vn

0938 305 588

Giấy phép Tạp chí điện tử Saostar số: 13/GP-BTTTT do Bộ Thông tin & Truyền Thông cấp ngày 11/01/2016

BÁO GIÁ QUẢNG CÁO