Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đêm nay sẽ có Trăng 'Dâu Tây', hiện tượng thiên văn ngọt ngào nhất năm 2019

Người châu Âu trước kia còn dành một cái tên khác cho Trăng "Dâu Tây" là "Trăng Mật" (Honey Moon), bởi đây là thời điểm nhiều cặp đôi nên duyên chồng vợ.

Vào tối đêm nay, thứ Hai ngày 17/06 (tức ngày rằm tháng 5 Âm lịch), chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của Trăng “Dâu Tây” (Full Strawberry Moon) hay còn gọi là “Trăng tròn” (Full Moon) .

Trăng Dâu Tây

Trăng “Dâu Tây” mọc trên đảo St Michael ở Marazion, gần Penzance, Cornwall, Anh Quốc ngày 28/6/2018. (Ảnh: Matt Cardy/Getty Images)

Hiện tượng Trăng “Dâu tây” xuất hiện khi mặt trăng ở vị trí xung đối với mặt trời. Phần bán cầu của mặt trăng hướng về phía trái đất sẽ được mặt trời chiếu sáng toàn bộ và hiện lên như một chiếc đĩa tròn. Tên gọi Trăng “Dâu Tây” xuất phát từ bộ lạc Algonquin ở Long Island, New York, Mỹ. Tháng 6 đánh dấu mùa bắt đầu thu hoạch dâu tây, do đó bất kỳ hiện tượng trăng tròn nào trong thời gian này cũng được gọi theo tên của loại quả.

Trước kia người dân châu Âu còn có một cái tên khác dành cho Trăng “Dâu Tây” là “Trăng Mật” (Honey Moon), bởi đây là thời điểm nhiều cặp đôi kết duyên chồng vợ. Trong ngày cưới, các cặp đôi sẽ được người thân và bạn bè tặng cho những lọ mật ong, do đó người ta đã kết hợp “Mật” (Honey) + “Trăng” (Moon) thành cụm từ “Trăng Mật” (Honey Moon). Đây cũng là nguồn gốc của cụm từ “tuần trăng mật” (honeymoon), dùng để chỉ thời điểm nghỉ ngơi và du lịch sau lễ cưới của các cặp đôi hiện nay.

Trăng Dâu Tây

Trăng “Dâu Tây” sẽ có màu đỏ hoặc hồng trông vô cùng cuốn hút. (Ảnh: Granhtjohnson)

Tuy nhiên cũng có nơi gọi là trăng hoa hồng vì trăng cuối tháng Sáu có màu đỏ hoặc hồng.

Hiện tượng Trăng “Dâu Tây” được biết đến lần đầu vào ngày hạ chí năm 1967. Năm nay, Trăng “Dâu Tây” sẽ đạt cực đại vào tối thứ Hai hôm nay (tức ngày 17/6) đến rạng sáng thứ Ba (18/6). Hiện tượng Trăng “Dâu Tây” sẽ xuất hiện ở phía đông sau khi mặt trời lặn ở phía tây, chiếu rọi ánh sáng suốt đêm và hiện lên như một chiếc đĩa tròn.

Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt do lệch múi giờ giữa các quốc gia. Ví dụ như ở Anh, giai đoạn Trăng tròn sẽ đạt cực đại lúc 9h30 phút tối (theo giờ địa phương). Ngoài ra, để quan sát được hiện tượng này còn phụ thuộc vào vị trí và điều kiện thời tiết tại nơi bạn sống.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc