Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đây là 20 chiếc điện thoại chụp hình chất chơi và thú vị nhất từng ra mắt

Chụp hình không phải là tính năng được quan tâm nhất trong những ngày đầu của làng di động, thế nhưng hiện nay nó lại là một mảng tính năng nhận được nhiều đầu tư và cạnh tranh.

Sự kiện công nghệ MWC 2018 mang đến cho người yêu công nghệ khá nhiều điểm mới về chụp hình trên di động, ví dụ như camera đa khẩu độ trên Samsung Galaxy S9/ S9+ hay khả năng quay video 960 khung hình trên giây ở độ phân giải 1080p và quay video HDR độ phân giải 4K của Sony Xperia XZ2. Dù vậy, trước đó, trong lịch sử ngành công nghiệp di động cũng có rất nhiều những chiếc điện thoại khác thể hiện sự đột phá ở công nghệ chụp hình.

Sony Ericsson t68i (Tháng 3, 2002)

Đầu những năm 2000, điện thoại di động bắt đầu phổ biến vì giá thành rẻ hơn. Dù vậy, những chiếc điện thoại ra mắt thời gian này đúng nghĩa chỉ là một chiếc… điện thoại và thường không có camera. Mọi thứ bắt đầu thay đổi với chiếc Sony Ericsson t68i. Mặc dù không phải điện thoại di động đầu tiên có camera, chiếc máy này lại nổi bật ở việc camera của nó là một phụ kiện gắn ngoài mà bạn có thể mua thêm.

Nokia 7650 (Tháng 6, 2002)

Không lâu sau đó, các nhà sản xuất smartphone bắt đầu tích hợp luôn camera vào thân máy điện thoại, thay vì phát triển nó như một phụ kiện gắn ngoài như Sony Ericsson t68i. Là điện thoại có camera đầu tiên có được thành công về mặt thương mại, Nokia 7650 được xem là một điểm nhấn bắt đầu thời kì chụp hình trên di động.

Sanyo SCP-5300 (Tháng 12, 2002)

Ở thị trường Mỹ, một trong những chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp camera được bán ra là Sanyo SCP-5300 với thông số 0,3 MP cùng khả năng cho ra đời những tấm ảnh tính độ phân giải 640 x 480 pixel. Mặc dù so với những chiếc smartphone hiện nay, Sanyo SCP-5300 khá nhỏ bé nhưng ở những năm 2002 nó bị xem là cồng kềnh vì những phần cứng được thêm vào giúp máy có thể chụp hình.

Nokia N90 (Tháng 5, 2005)

“Tua” nhanh tới năm 2005, sự tiên phong tiếp theo cho chụp hình trên di động đến cùng chiếc Nokai N90. Bên cạnh thiết kế xoay độc đáo khiến máy không khác gì một chiếc máy quay cầm tay, Nokia N90 còn được trang bị camera 2 MP và có ống kính Carl Zeiss, đèn flash tích hợp và khả năng quay video có âm thanh.

Nokia N95 (Tháng 3, 2007)

Ra mắt cùng năm iPhone, Nokia N95 được trang bị camera 5 MP kèm ống kính Carl Zeiss. Với ứng dụng camera có chiều sâu hơn cùng nhiều tính năng chỉnh cân bằng chắng, chế độ chụp, bù sáng, chụp liên tiếp… đây có thể là lần đầu tiên nhiều người nghĩ đến chiếc camera trên di động có thể cạnh tranh với những chiếc máy ảnh point-and-shoot.

Samsung Pixon (Tháng 9, 2008)

Samsung Pixon là nỗ lực đầu tiên của Samsung trên sân chơi chụp hình trên di động. Máy có thiết kế làm người ta nhớ đến một chiếc máy ảnh point-and-shoot nhưng nhỏ nhắn hơn. Đây cũng là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên có camera chạm đến cột mốc thông số 8 MP.

Samsung Pixon12 (Tháng 6, 2009)

Nhấn mạnh bằng tên gọi, Samsung Pixon12 được trang bị camera sau lên tới 12 MP cùng ống kính f/2.6. Con số cho thấy Samsung không hề ngại cạnh tranh chạy đua về thông số kĩ thuật. Samsung Pixon12 dù vậy có thân máy dày hơn những chiếc điện thoại cùng thời.

Apple iPhone 4 (Tháng 6, 2010)

Chiếc iPhone đời đầu là một trong những chiếc điện thoại mang tính cách mạng, thế nhưng ở mảng camera thì nó lại không để lại nhiều điểm nhấn. Mãi cho tới thế hệ iPhone 4 ra mắt năm 2010 Apple mới thể hiện sự nghiêm túc đầu tư của mình ở camera trên di động. Được trang bị camera 5 MP ống kính f/2.8, iPhone 4 đượ cđánh giá cao ở sự đơn giản trong giao diện người dùng và độ chi tiết cao trong hình ảnh chụp. iPhone 4 cũng có camea trước VGA đánh dấu sự bắt đầu của tính năng FaceTime.

HTC EVO 3D/LG Thrill 4G (Mùa hè, 2011)

Cả hai chiếc máy HTC EVO 3D/LG Thrill 4G đều được trang bị camera kép cho khả năng chụp hình và quay video 3D. Nhiều người cho rằng tính năng này mang tính chất “làm màu” là nhiều thế nhưng ít nhất chúng cũng thể hiện những lối suy nghĩ mới và khác biệt trong nỗ lực nâng cao trải nghiệm người dùng.

Nokia 808 PureView (Tháng 5, 2012)

Cho tới bây giờ, có lẽ nhiều người yêu công nghệ vẫn còn nhớ đến chiếc Nokia 808 PureView với vai trò điện thoại có camera khủng nhất mọi thời đại. Nó được trang bị camera thong số 41 MP, cảm biến 1/1.2 inch và ống kính f/2.4 Carl Zeiss. Cải thiện về công nghệ giúp Nokia 808 PureView có khả năng zoom nhưng không làm mất nhiều chi tiết ảnh đồng thời có khả năng chụp hình thiếu sáng rất tốt.

Nokia Lumia 1020 (Tháng 6, 2013)

Tiếp nối công nghệ có trên 808 PureView, một năm sau đó, Nokia cũng đưa camera 41 MP lên điện thoại thông minh Windows Phone Nokia Lumia 1020. Mọi thứ dường như còn “chất” hơn khi camera này có cảm biến BSI 1/1.5 inch có khả năng chống rung quang học, ống kính 6 yếu tố Zeiss, khẩu độ f/2.2 cùng đèn flash Xenon. Các tính năng chỉnh tay sâu hơn do nền tảng thông minh hơn mang lại cũng khiến Nokia 1020 được nhiều người yêu thích nhỉnh hơn 808 PureView.

Samsung Galaxy S4 Zoom (Tháng 7, 2013)

Samsung thực sự gây dấu ấn trên thị trường smartphone sau khi ra mắt Galaxy S4 vào năm 2013. Một thời gian ngắn sau đó, nhiều biến thể của chiếc máy này cũng được trình làng, trong đó có chiếc S4 Zoom. Có ngôn ngữ thiết kế cơ bản giống S4, S4 Zoom khác biệt hóa nhờ camera 16 MP, cảm bbieensCMOS 1/2.3 inch với khả năng zoom quang học 10x.

HTC One M8 (Tháng 3, 2014)

Có thể bạn không còn nhớ thế nhưng HTC One M8 cũng được trang bị camera kép ở mặt lưng khi ra mắt vào năm 2014. Công nghệ mới này cho phép máy thu thập nhiều thông tin về chiều sâu hình ảnh hơn. Ví dụ, người dùng có thể chọn lấy nét một vùng nhất định trong ảnh trong khi đó áp dụng hiệu ứng bokeh cho phần còn lại.

HTC Desire Eye (Tháng 11, 2014)

HTC Desire Eye được xem là điện thoại mở đầu cho xu hướng nhà sản xuất quan tâm đến camera trước hơn camera sau. Máy có camera trước thông số 13 MP cảm biến BSI cùng khẩu độ f/2.2. Không khó hiểu khi nhiều người gọi nó là “điện thoại selfie”.

Panasonic Lumix DMC-CM1 (Tháng 12, 2014)

Trong khi “chiến lược” của Nokia là “nhét” camera có thông số càng cao càng tốt vào điện thoại thì Panasonic lại chọn cuộc đua về kích thước cảm biến với Lumix DMC-CM1. Theo đó, chiếc máy này có cảm biến kích thước 1 inch cùng ống kính Leica và camera thông số 20 MP. Bằng cách này, Lumix DMC-CM1 có thể thu nhận nhiều ánh sáng hơn khi chụp hình.

LG V10 (Tháng 10, 2015)

Hầu hết điện thoại thường ưu tiên tính năng chụp ảnh tĩnh hơn là quay video, thế nhưng mọi thứ thay đổi khi LG V10 ra mắt vào mùa thu năm 2015. Đây được xem là điện thoại đầu tiên mang đến cho người dùng nhiều khả năng chỉnh tay khi quay video. Đó là chưa kể đến việc máy có cụm camera kép ở mặt trước, cho phép chụp hình selfie với góc rộng hơn.

LG G5 (Tháng 4, 2016)

Nếu như một số nhà sản xuất áp dụng camera kép ở mặt lưng để giúp người dùng có những tấm hình xóa phông ảo diệu cùng hiệu ứng bokeh đẹp mắt thì cụm camera kép của LG G5 lại giúp bạn có thể chụp được những tấm hình góc rộng lên tới 135 độ cùng camera 16MP+8MP.

Motorola Hasselblad True Zoom Camera (Tháng 8, 2016)

Motorola Hasselblad True Zoom Camera không phải một chiếc smartphone mà nó là một phụ kiện gắn thêm cho dòng smartphone Moto Z. Phụ kiện này mang đến camera 12 MP BSI CMOS 1/2.3 inch cùng khả năng zoom quang học 10x.

Google Pixel 2 & 2 XL (Tháng 10, 2017)

Camera thông số 12 MP cùng cảm biến kích thước 1/2.6 của của Google Pixel 2 & 2 XL có vẻ không có gì nổi bật, thế nhưng những tinh chỉnh về phần mềm giúp chất lượng ảnh chụp của bộ đôi này thực sự vượt trội.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất