Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đây 3 thất bại lớn nhất của Apple thời kì hậu Steve Jobs

Nhiều thành công nhưng cũng có nhiều thất bại đáng tiếc là những gì Apple đã trải qua dưới thời Tim Cook.

Không thể phủ nhận những cống hiến và thành công của Apple dưới thời Tim Cook đóng vai trò là CEO. Thế nhưng, ông cũng để lại cho Apple một số “bom xịt.”

Siri và trí tuệ nhân tạo

Apple mua công nghệ Siri vào đầu năm 2010 và ra mắt dịch vụ này trên iPhone 4s vào tháng 10 năm 2011 - thời điểm Tim Cook bắt đầu ngồi ghế CEO Apple. Bằng cách đơn giản nhấn giữ nút “Home” trên iPhone hoặc nói “Hey Siri,” người dùng có thể ra lệnh cho điện thoại của mình bằng giọng nói.

Apple là công ty đầu tiên cho ra mắt một trợ lý ảo trên thiết bị, thế nhưng Apple đã khôgn thể tận dụng sự tiên phong này của mình. Trong khi Apple cập nhật thêm những tính năng mới cho Siri, Siri vẫn không được đánh giá cao như sản phẩm của các đối thủ như Amazon và Google. Đó có thể là do Apple ban đầu đánh giá Siri là một tính năng thay vì là một nền tảng mà cả các nhà lập trình bên thứ ba cũng có thể tận dụng và vận hành trên đa dạng các thiết bị.

“Một trong những lĩnh vực Apple làm rất tệ dưới thời Tim Cook là trí tuệ nhân tạo,” nhà phân tích Avi Greengart của Techsponential nói.

Tại WWDC năm nay, Apple giới thiệu nhiều cải thiện cho Siri. Theo đó, tính năng Neural Text to Speech mới sẽ cho phép giọng nói của Siri tự nhiên hơn đặc biệt là khi đọc những câu dài. Siri cũng sẽ chủ động hơn với những gợi ý cho người dùng trong khi Siri Shortcuts cũng được hội thoại hoá và dễ dùng hơn.

Công nghệ nhà thông minh

Tương tự như Siri, Apple cũng bước chân vào lĩnh vực nhà thông minh từ sớm với HomeKit nhưng lại để Amazon và Google vượt lên.

Apple lần đầu nói về HomeKie tại WWDC 2014. Tính năng này khi đó cho phép các nhà lập trình ứng dụng tích hợp khả năng điều khiển cho việc khá cửa, giảm độ sáng của đèn và đồng thời hỗ trợ nhiều phụ kiện tự động hoá cho gia đình cũng như các tính năng trong ứng dụng iOS trên iPhone và iPad.

Apple kí thoả thuận với rất nhiều đối tác HomeKit thế nhưng HomeKit lại tỏ ra ì ạch hơn rất nhiều so với kì vọng. Cuối cùng thì Google hay Amazon thậm chí còn mua lại nhiều nhà sản xuất các thiết bị nhà thông minh lớn nhất trên thị trường. HomePod, sản phẩm phần cứng đầu tiên của Apple trong lĩnh vực nhà thông minh, lại gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Ra mắt lần đầu vào tháng 1 năm 2018 với giá 350 USD, Apple định vị HomePod trong vị trí một trải nghiệm âm nhạc thay vì là một thiết bị nhà thông minh.

Nhiều trang công nghệ đánh giá HomePod là một sản phẩm thất bại. Năm ngoái, sản phẩm này chỉ lấy được 6% trong thị phần loa thông minh tại Mỹ, theo một nghiên cứu được đưa ra bởi Consumer Intelligence Research.

Trong khi Apple chưa ra mắt một phiên bản mới của HomePod - hoặc một phiên bản giá rẻ hơn - công ty này đã cập nhật thêm các cải thiện cho sản phẩm này tại WWDC vừa qua, bao gồm tính năng cho phép chuyển cuộc gọi, podcast hay âm nhạc từ iPhone đến HomePod khi được cạnh nhau. HomePod lúc này cũng hỗ trợ nhiều người, nhận diện được ai là người đang nói và phản hồi với những gợi ý cá nhân hoá cho âm nhạc, tin nhắn, nhắc nhở và hơn thế nữa.

Quên đi giới sáng tạo

Người dùng cao cấp, ví dụ như những nhà thiết kế đồ hoạ, từ lâu đã là người dùng trung thành của Apple. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, họ dường như bị Apple bỏ qua. Trong khi Apple vẫn cập nhật dòng laptop và iMac hàng năm, thiết bị thực sự mạnh mẽ là Mac Pro lại không có thay đổi lớn kể từ năm 2013. Điều này cũng phần nào thay đổi khi tại WWDC vừa qua Apple đã giới thiệu một mẫu Mac Pro mới.

“Phân khúc chuyên nghiệp rất quan trọng với chúng tôi,” Tim Cook từng khẳng định trong một cuộc họp cổ đông năm 2018.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc