Công Nghệ

Trung Quốc vừa chế thành công 'mặt trời nhân tạo', nóng gấp 6 lần mặt trời thật

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Nếu thành công, con người có thể khai thác được nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, trong khi các nguồn năng lượng dự trữ trong thiên nhiên của Trái đất đang cạn kiệt nhanh chóng.

Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật lý Plasma trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết họ đã thử nghiệm thử nghiệm lò phản ứng siêu dẫn tiên tiến EAST (Experimental Advanced Superconducting Tokamak) hay còn được biết đến như mặt trời nhân tạo. Lò phản ứng siêu dẫn được thiết kế để mô phỏng năng lượng hợp hạch do Trung Quốc tự thiết kế có công suất sinh nhiệt 10 megawatt.

EAST có dạng một hình tròn lớn đặt bên trong một chiếc hộp tròn. Nó được thử nghiệm ở Đảo Khoa học, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc. Phần lõi của “mặt trời nhân tạo” này có nhiệt độ khoảng 15 triệu độ C, cao gấp hơn 6 lần nhiệt độ của mặt trời trên Trái Đất.

Nhóm nghiên cứu đã cho hợp nhất 2 hạt nhân hydro với nhau để trở thành heli và tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ, quá trình này được gọi là phản ứng hợp hạch hay nhiệt hạch.

Mục đích của dự án là tái tạo tiến trình mặt trời tạo ra năng lượng khổng lồ, với hy vọng giải mã bí mật về cách thức làm cho phản ứng nhiệt hạch hạt nhân trở thành hiện thực trên trái đất và một ngày nào đó sẽ trở thành nguồn năng lượng thay thế.

Nếu thành công, đây được xem là đột phá khoa học to lớn, mở ra hướng đi an toàn để tạo nguồn năng lượng sạch khổng lồ trong bối cảnh sản xuất năng lượng hạt nhân thông qua phản ứng phân hạch đang thải ra chất độc hại.

Bên cạnh mô phỏng thành công mốc nhiệt độ cao ngất ngưởng, EAST còn gần đạt đến thành tựu kiểm soát phản ứng nhiệt hạch tự duy trì. Để hiểu được việc này là khó thế như thế nào, chúng ta cần biết trong suốt 60 năm qua, chưa một lò phản ứng EAST nào có thể duy trì khí hydro ở trạng thái plasma trong hơn 20 giây.

Với kết quả này, các nhà khoa học Trung Quốc cần thêm một vài năm để có thể xây dựng thành công một “Mặt trời nhân tạo” có thể hoạt động ổn định trong nhiều thập kỷ. Theo đó, con người sẽ chỉ cần cung cấp hydro, phản ứng nhiệt hạch trong lõi của EAST sẽ tự duy trì để liên tục sinh ra nhiệt.

Trước đó, Trung Quốc từng công bố kế hoạch đưa mặt trăng nhân tạo vào sử dụng để chiếu sáng đô thị vào ban đêm. Mặt trăng nhân tạo này thực chất là các vệ tinh, với hy vọng chúng có thể thay thế ánh sáng đường phố tiêu chuẩn để tiết kiệm năng lượng.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất