Công Nghệ

'Thảm họa' Y2K sẽ xuất hiện lần nữa vào ngày mai: Y2K là gì mà từng khiến cả thế giới hoảng loạn?

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Cả thế giới đã từng mất ăn mất ngủ vào những ngày gần cuối năm 1999 vì lo sợ "thảm hoạ Y2K".

Với các 9x đời đầu và thế hệ 8x, 7x… có lẽ cái tên Y2K thực sự rất quen thuộc. Dù không thể biết chính xác đây là hiện tượng gì nhưng ai cũng biết rằng nó đã từng khiến cả thế giới phải đứng ngồi không yên vào tháng 12/1999. Theo tờ NYpost đăng tải, Y2K sẽ xuất hiện lần nữa vào 7:59 tối thứ Bảy giờ Châu Âu, nghĩa là khoảng 7 giờ sáng Chủ Nhật (7/4) theo múi giờ của Việt Nam.

Y2K là gì?

Mỹ đã phải bỏ ra hàng triệu đô để nâng cấp hệ thống máy tính trong các lĩnh vực quân đội.

Y2K là từ viết tắt được tạo ra bởi lập trình viên David Eddy vào năm 1995. Trong đó, Y là Year (năm), K là kilo (một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ bội số lớn hơn gấp 1000), do đó 2K có nghĩa là 2000, Y2K có nghĩa là “Năm 2000”. Trong trí nhớ của nhiều người thời đó, Y2K được biết đến như tên gọi của một “thảm họa” liên quan đến hệ thống máy tính của nhân loại.

Mọi chuyện bắt đầu vào những năm 1960, thời mà thiết bị lưu trữ rất đắt đỏ, giá cho 1 kilobyte cũng có thể dao động từ khoảng 10 USD cho đến 100 USD. Do đó các lập trình viên bắt buộc phải “dè sẻn” trong việc sử dụng dung lượng, và họ giải quyết bằng cách mã hóa khiến máy tính chỉ nhận 2 ký tự của năm. Ví như, năm 1965 sẽ được mã hóa thành 65.

Thế giới đã từng mất ăn mất ngủ vì con số 2000.

Khi gần đến năm 2000, các lập trình viên phát hiện một vấn đề, đó là máy tính không thể phân biệt giữa năm 2000 và năm 1900. Các hoạt động được lập trình dựa vào ngày tháng năm sẽ bị lỗi và thay vì chuyển từ ngày 31/01/1999 sang 01/01/2000, máy tính sẽ lại trở về 01/01/1900.

Đây được dự đoán là sự cố sẽ làm tê liệt mạng lưới máy tính toàn cầu đi kèm các hiện tượng như phóng tên lửa bất ngờ, sự cố hạt nhân, khủng hoảng tài chính…

Ngân hàng phải đối mặt với vấn đề nan giải là thay vì tính lãi suất cho 1 ngày thì hệ thống máy tính lại chuyển thành âm 100 năm. Các cơ sở hạt nhân cũng bị ảnh hưởng vì việc bảo trì dựa trên kết quả đo đạc từng ngày. Hàng không cũng bị ảnh hưởng vì ngày tháng sai sẽ ảnh hưởng tới lịch trình bay.

Các chiến dịch khắc phục “sự cố Y2K” đã được tiến hành một cách hối hả và ráo riết trên toàn cầu. Australia và Mỹ đã phải bỏ ra hàng triệu đô để nâng cấp hệ thống máy tính trong các lĩnh vực quân đội, giao thông, tài chính. Cùng lúc này, người dân trên khắp thế giới bắt đầu lo lắng về sự khủng hoảng máy tính toàn cầu.

Tờ báo nổi tiếng thế giới Time từng ra mắt số báo với câu hỏi “The End of the World!?!” (Ngày tận thế đây chăng!?!)

Điều gì đã xảy ra khi thế giới bước vào năm 2000?

Cho đến những giây phút cuối cùng của ngày 31/12/1999, cả thế đã chuyển từ trạng thái hoảng loạn sang vui mừng khôn xiết vì thực tế chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Ngày 01/01/2000 đã diễn biến giống hệt như tất cả những ngày trước và sau đó và không hề có một báo cáo nào về việc “sự cố Y2K” đã xảy ra ở đâu đó trên thế giới.

Theo Huffington Post, có không ít những chuyên gia IT thức trắng đêm 31/12/1999 để “cố giữ cho hệ thống và luồng thông tin của toàn thế giới được luân chuyển một cách liền mạch”. Tuy nhiên, cuối cùng thì những quốc gia không chuẩn bị cho “thảm hoạ Y2K” như Ý, Nga và Hàn Quốc cũng chẳng bị ảnh hưởng gì.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất