Tại sao chúng ta không thể ngừng nghe nhạc buồn, dù đôi lúc khiến chúng ta buồn hơn?

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Nhạc buồn có thể giúp người nghe không quá buồn về tình trạng hiện tại của bản thân.

Có thể một số bạn sẽ thích nghe nhạc buồn và cảm thấy không thể sống thiếu thể loại âm nhạc này, một số khác thì không. Tuy nhiên, thực tế thì không người bình thường nào thích tận hưởng sự buồn bã và đau khổ. Vậy thì tại sao chúng ta lại thích nghe những bản nhạc buồn, đau thương?

Theo Science ABC, khi các ca từ trong một bài hát buồn trùng khớp với trải nghiệm ngoài đời thực của người nghe, họ sẽ cảm thấy mình không còn cô độc nữa. Bởi vì, chúng ta luôn cảm thấy tốt hơn về tình huống của mình khi tin rằng một ai đó cũng đã trải qua cảm giác tương tự và hiểu chính xác cảm giác của mình lúc đó.

Nhạc buồn có thể giúp người nghe không quá buồn về tình trạng của bản thân.

Nói cách khác, nhạc buồn có thể giúp người nghe không quá buồn về tình trạng của bản thân. Nó gần giống như khi chúng ta thấy có người bất hạnh hơn mình, ta cảm thấy tội nghiệp họ và cũng thấy rằng mình vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều người.

Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng trải nghiệm nỗi buồn qua âm nhạc hay mỹ thuật có thể phần nào dễ chịu, bởi vì nó ‘không đem lại sự đe dọa thật sự’ đến chúng ta.

Một lý do khác khiến mọi người thích nhạc buồn là do hormone prolactin. Hormone này được tạo ra ở cả nam và nữ, giúp cơ thể thích ứng với cảm xúc đau đớn, buồn bã cũng như các loại căng thẳng khác. Khi bạn ở trong trạng thái đau buồn, prolactin tạo ra cảm giác bình yên, bình tĩnh và an ủi, giúp ngăn chặn trạng thái đau buồn kéo dài và không thể kiểm soát.

Cơ thể sẽ tạo ra prolactin khi chúng ta nghe nhạc buồn, qua đó giúp mang đến cảm giác bình yên, bình tĩnh và an ủi.

Khi chúng ta nghe nhạc buồn, bộ não của chúng ta sẽ bị “đánh lừa” rằng chúng ta đang gặp những vấn đề về cảm xúc, từ đó tiết ra một lượng prolactin. Dĩ nhiên, trong trường hợp này bạn không có bất kỳ cảm giác buồn bã thực tế nào, nhưng prolactin cũng sẽ giúp trạng thái người nghe dễ chịu hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu cũng chứng minh rằng mọi người sẽ thực tế hơn khi họ buồn, hiện tượng này còn được gọi là chủ nghĩa hiện thực trầm cảm. So với hạnh phúc, nỗi buồn mang đến cho con người những suy nghĩ chân thật hơn và ít tạo ra các phán đoán mang tính chất thiên vị.

Tuy nhiên, tác động của việc nghe nhạc buồn cũng có thể có kết quả ngược lại với một số người. Trong khi một số người nghe nhạc buồn để phấn chấn hơn thì một số người khác sẽ lại ám ảnh với ca từ hoặc cảm xúc của họ. Những người này cũng bị thu hút bởi âm nhạc buồn, mặc dù thực tế là nó kéo dài sự khốn khổ của họ nhiều hơn.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất