Công Nghệ

Lừa trót lọt Apple 1 triệu USD nhờ mánh 'trộm long tráo phụng'

Duy Huỳnh
Chia sẻ

"Trộm long tráo phụng" là mánh lừa bọn tội phạm hay dùng khi khai rằng chúng chỉ nhận được một chiếc hộp rỗng thay vì món đồ đã đặt trực tuyến.

Một người đàn ông Michigan mới đây đã thừa nhận lừa trót lọt Apple 1 triệu USD bằng mánh lừa “trộm long tráo phụng”.

Theo tuyên án từ Văn phòng luật sư Hoa Kỳ cho quận Bắc California, Van-Seyla Mork, 25 tuổi, sống tại Michigan, Mỹ đã phải nhận tội về hành vi lừa đảo và rửa tiền tại tòa án liên bang San Jose.

Lừa trót lọt Apple 1 triệu USD

Mork cáo buộc Apple chỉ giao những chiếc hộp rỗng cho người dùng khi đặt mua hàng từ cửa hàng trực tuyến của công ty.

Tên này đã lên kế hoạch lừa đảo Apple bằng cách, móc nối với nhiều người và gửi các khiếu nại thay mặt cho nhiều cá nhân về việc Apple chỉ giao những chiếc hộp rỗng cho người dùng khi đặt mua hàng từ cửa hàng trực tuyến của công ty.

Cụ thể, Mork sẽ tìm cách gọi cho bộ phận hỗ trợ của Apple và cáo buộc rằng một số người dùng (đồng phạm) khi mua hàng từ Apple chỉ nhận được chiếc hộp rỗng mà không có sản phẩm đã đặt mua. Thế là, Apple sau đó đã hoàn lại tiền cho những sản phẩm mà người mua không nhận được. Tên tội phạm gian manh này đã chia nhỏ số tiền lừa đảo được và gửi vào nhiều tài khoản ngân hàng nhằm đánh lạc hướng cuộc điều tra.

Cách lừa đảo này đã vô cùng quen thuộc trong thời đại các cửa hàng trực tuyến trở nên phổ biến, hay còn được gọi là “trộm long tráo phụng”. “Trộm long tráo phụng” ý chỉ hành động một người mua hàng chọn một trong những sản phẩm mà cửa hàng trực tuyến nào đó rao bán và công ty giao hàng cho họ như bình thường.

Lừa trót lọt Apple 1 triệu USD

Những sản phẩm của Apple có giá trị vô cùng đắt đỏ nên chúng luôn được giới tội phạm ưa chuộng.

Tuy nhiên, khi nhận được món hàng, người mua sẽ gửi phản hồi cho cửa hàng trực tuyến và tuyên bố rằng họ chỉ nhận được một chiếc hộp rỗng. Khi được cửa hàng trực tuyến yêu cầu gửi trả lại thì người mua chỉ gửi lại chiếc hộp rỗng và giữ lại vật phẩm bên trong.

Trong trường hợp của Apple, tên lừa đảo này đã tận dụng các chính sách hoàn tiền Apple trong việc khách không nhận được hàng. Hiện nay, hầu hết các nền tảng bán hàng trực tuyến đều quy trách nhiệm từ người bán sang người mua khi họ đã ký nhận thành công sản phẩm, trong một số trường hợp cho phép người bán cũng không cần phải hoàn trả lại tiền.

Trước toà, Mork khai nhận rằng bản thân thừa biết những kẻ gọi điện phàn nàn bộ phận hỗ trợ của Apple do không nhận được hàng hoàn toàn là lừa đảo. Bởi vì thực chất, Mork biết rằng những khách hàng kể trên đã nhận được đơn đặt hàng của họ qua thư. Hiện chi tiết Mork làm thế nào để tiếp nhận các khoản tiền vẫn chưa được làm rõ và đồng phạm của tên này vẫn chưa được luật sư Hoa Kỳ và Cục Điều tra Liên bang công bố trong văn bản công khai.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất