Công Nghệ

Công nghệ đặc biệt có thể 'che mặt trời' để ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Dự đoán, hệ thống này có thể được xây dựng trong vòng 15 năm tới.

Leena Srivastava, Phó hiệu trưởng tại Đại học TERI Ấn Độ cho biết: “Trong thế kỷ này, khả năng đến 90% là nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 2 độ C. Đồng thời, có đến 33% khả năng nhiệt độ trung bình thế giới sẽ vượt quá 3 độ trong thế kỷ 21.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C, cả bang Florida (Mỹ) và thành phố Bangladesh sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Trong khi đó, các đô thị gần biển như Thượng Hải và Mumbai sẽ bị ngập úng nặng nề”.

Trong lịch sử, đã từng có ít nhất ba nền văn minh bị xoá sổ do biến đổi khí hậu - Bộ tộc Viking Bắc Âu, Đế chế Khmer và Nền văn minh Thung lũng Indus. Do đó, các nhà khoa học hiện nay đang tìm mọi cách để ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu, trong đó có cả phương pháp che luôn mặt trời.

Tạp chí Environmental Research Letters mới đây vừa công bố nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Havard và Yale, giúp giảm tỷ lệ ấm lên toàn cầu đến một nửa nhờ sử dụng công nghệ có tên là stratospheric aerosol injection - viết tắt: SAI (Tạm dịch: phun phủ tầng bình lưu).

Về lý thuyết, con người sẽ xịt một lượng lớn các hạt sulphate vào tầng bình lưu thấp của Trái Đất, ở độ cao khoảng 19 km, bằng một tên lửa tầm cao được thiết kế chuyên dụng, khí cầu hoặc súng hải quân lớn.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất kỳ công nghệ hoặc thiết bị vận chuyển nào phù hợp để các nhà khoa học sử dụng chúng như “một bình xịt”, xịt các hạt sulphate vào tầng bình lưu. Dự đoán, hệ thống này có thể được xây dựng trong vòng 15 năm tới.

Trong thời gian này, các nhà khoa học đang tiếp tục phát triển một bình chứa nhiên liệu với tải trọng đáng kể. Được biết, hệ thống SAI này tiêu tốn khoảng tầm 3,5 tỷ USD cho xây dựng và khoảng 2,25 tỷ USD cho việc vận hành.

Theo các nhà khoa học, nếu thành công hệ thống có thể giảm một nửa lượng bức xạ trung bình từ mặt trời trong một ngày cụ thể trở đi, vì thế rất đáng để xem xét.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn và cần sự hợp tác giữa các quốc gia ở cả hai bán cầu. Theo đó, SAI có thể gây thất thoát cho nông nghiệp, hoặc tệ hơn là hạn hán hay thời tiết thay đổi khắc nghiệt.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất