Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6

Nhiều người cho rằng Lý Tử Thất không xứng đáng để xuất hiện trong bài thi vì chỉ là một hiện tượng mạng.

Lý Tử Thất hay còn được biết đến với biệt danh “tiên nữ đồng quê”, là chủ nhân của loạt video “cổ phong mỹ thực” gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc, và nhiều nơi trên thế giới, trong đó Việt Nam.

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 1
Lý Tử Thất hay còn được biết đến với biệt danh “tiên nữ đồng quê". (Ảnh: 李子柒)

Cô bắt đầu nổi tiếng từ năm 2017 và thu hút hơn 100 triệu fan hâm mộ trên toàn cầu, lượng người theo dõi tương đương với một ngôi sao hạng A tại Trung Quốc.

Vừa qua, trong kì thi cuối kì của một trường phổ thông tại Chiết Giang, Lý Tử Thất đã được đưa vào bài thi Ngữ Văn lớp 6. Tuy nhiên, người hâm mộ chưa kịp mừng cho nữ vlogger, thì sự việc đã trở thành tâm điểm tranh luận của cộng đồng mạng Trung Quốc vì cho rằng cô không xứng đáng.

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 2
Đề thi Ngữ Văn lớp 6 của một trường trung học tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đề cập về Lý Tử Thất. (Ảnh: 大象网)
Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 3
(Ảnh: 大象网)

Theo đó, một phụ huynh có con đang học tại trường đã lên mạng xã hội bày tỏ sự phản đối với đề bài thi Ngữ Văn này, và cho rằng "Người ra đề thi thật nông cạn!". 

Vị phụ huynh này cho biết, việc đưa một hiện tượng mạng vào bài thi và xem đó như một tấm gương, cùng với đó là thông tin về số lượng người hâm mộ khủng của Lý Tử Thất, có khả năng làm lệch lạc suy nghĩ của những học sinh nhỏ tuổi, khiến chúng trở nên "sống ảo" hơn.

Dẫu vậy, người này thừa nhận rằng mình chỉ "biết sơ qua về Lý Tử Thất".

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 4
Nhiều người cho rằng Lý Tử Thất không xứng đáng để xuất hiện trong bài thi. (Ảnh: 李子柒)
Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 5
Số khác lại cho việc đưa cô vào đề thi không có để đáng gây tranh cãi. (Ảnh: QQ)

Bài đăng vị của phụ huynh này đã trở thành một chủ đề được quan tâm trên mạng xã hội Trung Quốc, và là một trong những từ khóa được tìm nhiều nhất trong những ngày qua.

Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra về chủ đề này. Có người cho rằng việc đưa Lý Tử Thất, một hiện tượng mạng, vào đề thi là điều không thể chấp nhận được và cho rằng cô không xứng đáng.

Trong khi đó, số khác lại cho việc đưa cô vào đề thi không có để đáng gây tranh cãi.

Vào cuối năm 2019, “tiên nữ đồng quê” Lý Tử Thất đã được bình chọn vào danh sách 15 nhân vật ảnh hưởng nhất Trung Quốc, do tờ báo China Newsweek phối hợp với tờ Thanh niên Trung Quốc thực hiện.

Nữ Vlogger được vinh danh ở hạng mục “Nhân vật quảng bá văn hóa”, và được xếp bên cạnh 14 nhân vật khác thuộc các lịch vực như giải trí, kinh tế, thể thao, tài chính, giáo dục, từ thiện, khoa học kỹ thuật… Do đó, nhiều người cho rằng Lý Tử Thất hoàn toàn xứng đáng để đưa vào đề thi.

Lý Tử Thất là ai?

Lý Tử Thất, sinh ngày 6/7/1990, là người Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Cuối năm 2016, đầu năm 2017, Lý Tử Thất bất ngờ nổi lên như một hiện tượng khi được phát hiện là chủ nhân của loạt video tiên cảnh quay lại cảnh làm nông, làm những món ăn dân dã,…

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 6
Lý Tử Thất, sinh ngày 6/7/1990, là người Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. (Ảnh: 李子柒)

Trước khi trở nên nổi tiếng, Lý Tử Thất đã phải trải qua một tuổi thơ đau khổ và đầy những khốn khó từ việc quá nghèo và bị bạo hành thường xuyên bởi mẹ kế.

Được biết, cha mẹ Lý Tử Thất ly hôn từ khi cô còn rất nhỏ. Cha cô đi bước nữa nhưng chỉ sau đó vài năm thì không may qua đời và cô phải nương nhờ vào mẹ kế. Tuy nhiên, không được may mắn như nhiều người, cô phải chịu đựng cảnh bạo hành của mẹ kế.

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 7
Bất cứ lúc nào làm việc nhà khiến mẹ kế không vừa ý, cô đều phải gồng mình hứng chịu những trận đòn roi.

Thương cháu gái của mình bị đánh mỗi ngày, ông bà nội Lý Tử Thất đã đón cô về nuôi dạy. Ông của cô là một đầu bếp trong làng, thường phụ trách nấu ăn. Cô học nấu ăn từ ông và còn học cách làm giỏ tre, trồng rau, dệt thảm. 

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 8
Thành công ngày hôm nay của Lý Tử Thất đều có bóng dáng của người bà nuôi nấng cô. (Ảnh: 李子柒)

Năm Lý Tử Thất 10 tuổi, ông của cô qua đời, gia đình mất đi trụ cột kinh tế. Để có từng bữa ăn cho hai bà cháu, bà nội cô phải ngày ngày lên xin hỗ trợ tại Hội phụ nữ của thôn.

Vì hoàn cảnh khốn khó nên năm 14 tuổi, Lý Tử Thất đã phải bỏ học, theo bạn bè lên thành phố mưu sinh. Ban đầu, cô không xin được việc làm, nên chỉ gặm bánh bao qua ngày, ngủ trên ghế ở công viên, thậm chí chân cầu,… Sau đó cô mới xin được các công việc như bồi bàn, DJ trong quán bar.

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 9
Trước khi trở nên nổi tiếng, Lý Tử Thất đã phải trải qua một tuổi thơ đau khổ và đầy khốn khó. (Ảnh: 李子柒)

Trong suốt quãng thời gian lăn lộn ở thành phố, Lý Tử Thất luôn nhớ nhà, nhớ bà nội da diết. Tuy nhiên, sự nghèo khó, cơ cực khiến Tử Thất không dám nghĩ đến chuyện trở về quê. Mãi đến năm 2012, do bà bị ốm nặng nên Lý Tử Thất về quê chăm sóc cho bà.

Sau khi về quê, cô bắt đầu mở một cửa hàng bán đặc sản địa phương online trên trang thương mại điện tử Taobao để kiếm tiền lo liệu cho bệnh tật của bà, nhưng công việc kinh doanh lại không mấy thuận lợi.

Cộng đồng mạng tranh cãi khi Lý Tử Thất được đưa vào bài thi Ngữ văn lớp 6 Ảnh 10
Lý Tử Thất trở thành vlogger đầu tiên của Trung Quốc có hơn 10 triệu người theo dõi trên YouTube. (Ảnh: 李子柒)

Mãi cho đến khi cô thực hiện những vlog “cổ phong mỹ thực” rồi đăng tải lên mạng xã hội, Lý Tử Thất mới được nhiều người biết đến và trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất