Công Nghệ

Cơn sốt mới trên mạng xã hội Trung Quốc: Những cụ ông, cụ bà thời trang

Thái Sơn - CTV
Chia sẻ

Nếu bạn nghĩ rằng mạng xã hội chỉ dành cho người trẻ, xu hướng ở Trung Quốc đang chứng minh điều ngược lại.

Bà Sang Xiuzhu, 75 tuổi, trang điểm mỗi ngày trước khi ra ngoài. Song đây là một thói quen hàng ngày bà chỉ vừa mới hình thành gần đây.

“Tôi không trang điểm hồi còn trẻ. Tôi không có đủ tiền để làm điều đó”, bà Sang, người đã sống ở Bắc Kinh gần 5 thế kỉ, nói. Bà cũng phải từ bỏ ước mơ trở thành một người biểu diễn để làm nghề kĩ sư vào những năm 60 thế kỉ trước. “Thời điểm đó, gia đình tôi muốn tôi làm điều gì đó có thể hỗ trợ kinh tế. Vì thế, bất kì thứ gì liên quan đến nghệ thuật sẽ là “không””.

Ảnh: Handout

Dù vậy, ở độ tuổi về hưu, bà Sang đã tìm được một nơi để sống với đam mê nghệ sĩ của mình – một kênh Douyin bà tham gia hồi năm ngoái với tên gọi ‘Fashion Grandma’ (tạm dịch: Quý bà thời trang). Kênh này chia sẻ hình ảnh của những người già Trung Quốc mặc trang trọng trong những món đồ truyền thống Trung Quốc. Douyin là phiên bản Trung Quốc của ứng dụng video ngắn TikTok.

Các doanh nhân công nghệ đang nhìn nhận nhóm dân số già Trung Quốc là một mỏ vàng tiềm năng. Từ năm 2015 đến năm 2019, quy mô nền kinh tế dành cho người già ở đây tăng từ 2,4 nghìn tỉ nhân dân tệ đến 4,3 nghìn tỉ nhân dân tệ (658 tỉ USD), theo một báo cáo từ công ty nghiêm cứu Leadbao.

Ảnh: Handout

Số lượng dân số từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc cũng sẽ chạm mốc 300 triệu trong 5 năm tới, tăng lên từ con số 254 triệu của năm 2019. Điều này đồng nghĩa với một số lượng độc giả rộng lớn và các tài năng để sản xuất nội dung cho nhóm người dùng này. Ngay cả khi những người hâm mộ nhóm người có tầm ảnh hưởng cao tuổi này được phát triển bởi một nhóm người trẻ yêu công nghệ đứng phía sau.

He Daling, người sáng lập Fashion Grandma và CEO Wuxianda MCN (mạng đa kênh), nói rằng ban đầu công ty cô sáng lập tập trung vào đối tượng người dùng trẻ hơn. Tuy nhiên, họ nhận thấy nội dung dành cho những người lớn tuổi cũng có sức hấp dẫn lớn.

Ảnh: Xinhua

“Nhiều mảng trong thị trường video ngắn đã bão hóa nhưng không nhiều công ty thử những người có tầm ảnh hưởng cao tuổi. Cơ hội tốt tồn tại ở đây”, He Daling nói. Cô hiện có đội nhóm gồm khoảng 15 người. Công ty của cô có nguồn thu từ quảng cáo và các sự kiện thương mại trực tiếp, ví dụ như chương trình thực tế trên truyền hình.

“Những người già cho thấy họ có thể xinh đẹp và duyên dáng theo cách khác so với người trẻ,” Xiao Lijun, người sáng lập và CEO Letuizu, một nền tảng nội dung số, nói.

Bắt đầu như một mạng xã hội cho người già, Letuizu chuyển sang mảng video ngắn vào năm 2018 khi các ứng dụng như Douyin hay Kuaishou gây sốt.

Xiao tuyển dụng 5 cụ ông và cụ bà từ một chương trình thời trang quốc gia được tường thuật trên Letuizu để quay các video thời trang và đời sống hàng ngày. Những video của Letuizu đang thu hút trên dưới 3 triệu người theo dõi trên cả Douyin và Kuaishou.

Letuizu cũng cung cấp dịch vụ đào tạo người mẫu, diễn xuất và thời trang cho các KOL của mình. “Họ thích học hỏi các xu hướng mới mà người trẻ thích,” Xiao nói. “Tôi thấy cơ thể của bà còn đẹp hơn tôi,” một người dùng bình luận. “Họ là một nhóm các cô gái trẻ nhuộm tóc bạc.”

Thế nhưng mối quan hệ giữa nhóm dân số già ở Trung Quốc và công nghệ cũng khá phức tạp. Dù Trung Quốc nổi tiếng với số lượng người già sử dụng smartphone lớn, khi nhiều ngóc ngách của cuộc sống đều được số hóa, chính phủ quốc gia tỉ dân vẫn lo ngại nhóm dân số già khó bắt kịp.

Tỉ lệ người dùng Internet hơn 50 tuổi tăng từ 9,2% trong năm 2015 đến 22,8% vào tháng 6 năm 2020. Theo một nghiên cứu của QuestMobile, hơn 100 triệu người dùng trên 50 tuổi ở Trung Quốc đang dùng Internet trên di động với mức độ sử dụng 136 giờ mỗi tháng.

Chia sẻ

Bài viết

Thái Sơn - CTV

Tin mới nhất