Công Nghệ

Chuyện tình ‘sáng nắng, chiều mưa’ của Taylor Swift và Spotify

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Nhiều trang thông tin đánh giá Taylor Swift là một trong những nghệ sỹ hiếm hoi có khả năng “bắt nạt” được Spotify.

Đầu tháng 11 năm 2014, sau khi từ chối đưa album 1989 lên Spotify, Taylor Swift thậm chí đã quyết định gỡ toàn bộ nội dung của mình khỏi dịch vụ streaming nhạc trực tuyến này. Nữ ca sỹ tài năng lúc đó cho biết Spotify có thể làm hại đến doanh số của ngành công nghiệp thu âm bởi âm nhạc trên ứng dụng này có thể khả dụng với cả những người nghe không trả phí (những người chấp nhận sử dụng ứng dụng này với quảng cáo và chỉ có một số lượt nhấn chuyển bài nhạc nhất định).

“Người hâm mộ vẫn có thể nghe được nhạc của tôi nếu mua chúng trên iTunes,” Taylor Swift trả lời phỏng vấn TIME sau quyết định này. “Tôi luôn cố gắng để đạt được một thứ gì đó. Và tôi đã cố gắng và tôi không thích cảm giác này. Tôi nghĩ nghệ thuật luôn cần một giá trị vốn có gắn liền với nó.”

Taylor Swift luôn có quan điểm rõ ràng về giá trị của âm nhạc.

“Tôi không cảm thấy điều này khi tôi đăng nhạc của mình trên Spotify. Ai cũng kêu ca rằng doanh số ngành công nghiệp thu âm đang đi xuống nhưng không ai thay đổi cách mình đang làm. Họ cứ chọn dùng những dịch vụ streaming. Đây chính là điều làm giảm doanh số bán album,” Taylor Swift nói thêm. Cô cũng chia sẻ vào thời điểm đó các dịch vụ như Beats Music hay Rhapsody buộc người dùng phải trả phí để nghe album của cô trong khi đó Spotify thì không.

Thực tế, theo Business Insider, các nghệ sỹ không nhận được nhiều tiền khi đăng nhạc trên Spotify so với bán album và nhạc trên các dịch vụ khác như iTunes. Theo đó, Spotify thường chi trả 70% doanh thu của mình cho các hãng đĩa. Một số nguồn tin cho biết với mỗi lượt chơi nhạc, các hãng đĩa thường nhận được số tiền dao động trong khoảng 0,01 USD. Và đó là số tiền được trả cho hãng đĩa chứ không phải dành cho nghệ sỹ.

Không chỉ Spotify, Taylor Swift từng dằn mặt cả Apple Music.

Trước quyết định của Taylor Swift, Spotify đã “giật mình” và ngay lập tức đăng đàn tâm thư mong muốn Taylor Swift quay trở lại. Dịch vụ này đăng trên website chính thức: “Chúng tôi hy vọng Taylor Swift sẽ thay đổi quyết định và cùng chúng tôi xây dựng một nền kinh tế âm nhạc mới hiệu quả cho tất cả mọi người. Chúng tôi tin người hâm mộ nên có thể nghe nhạc bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu và nghệ sỹ thì có quyền xứng đáng được trả tiền cho sản phẩm của mình và được bảo vệ khỏi nạn nghe lậu.”

Dẫu sao đi nữa, Taylor Swift cũng quyết định tạm biệt Spotify và hợp tác độc quyền cùng dịch vụ đối thủ Apple Music. Apple Music, trong trường hợp bạn chưa biết, không có tùy chọn nghe miễn phí. Người dùng phải trả phí để nghe bất kì nội dung nào trên ứng dụng này.

Dù vậy, vào đầu tháng 6 năm 2017, toàn bộ các bài nhạc của Taylor Swift đã quay trở lại trên Spotify. Thời điểm đó, cô cho biết sự quay trở lại của mình với dịch vụ này là một lời cảm ơn đến người hâm mộ khi album 1989 vượt qua cộc mốc doanh số 10 triệu. Dù vậy, không ai biết lý do thực sự đằng sau quyết định này. Một số nhận định còn cho rằng sự quay trở lại của Taylor trùng khớp với thời điểm album mới của Katy Perry phát hành.

Mối quan hệ của Taylor Swift và Spotify tốt đẹp lên trong khoảng một năm trở lại đây.

Mới đây nhất, Taylor Swift còn phát hành độc quyền một video định dạng quay dọc máy cho các khúc Delicate trên Spotify.

Thực tế, mối quan hệ của Taylor Swift và Spotify có thể ví von với hình ảnh “sớm nắng, chiều mưa”. Taylor Swift là một trong những nghệ sỹ hiếm hoi có đủ quyền lực để có thể “bắt nạt” một trong những dịch vụ streaming nhạc lớn nhất hành tinh này. Taylor Swift cũng từng khiến Apple sợ tím mắt khi đăng đàn tâm thư với nội dung không đưa album 1989 lên Apple Music bởi nghệ sỹ không được ứng dụng này trả phí trong suốt ba tháng người dùng dùng thử Apple Music miễn phí. Apple sau đó đã phải thay đổi chính sách để xoa dịu cô công chúa nhạc đồng quê một thời.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất