Với hầu hết những người đã bước sang tuổi 65, nghỉ hưu là điều họ nghĩ đến. Song ở Singapore, nơi tuổi thọ trung bình đạt 85 tuổi và chính phủ chuẩn bị lên kế hoạch tăng độ tuổi nghỉ hưu, nhiều người đang bắt đầu học các kĩ năng mới để tiếp tục làm việc.
Valerie Yeong-Tan, người đã có 47 năm làm việc tại Singapore Telecomminications Ltd, là một ví dụ. Bà là một nhân viên quản lí trong phòng nhân sự chưa từng có kiến thức về lập trình trước đó nhưng mới đây đã được thuyết phục học khoá học phát triển bot để cải thiện kĩ năng.
“Học là một quá trình cả đời, tôi muốn giữ đầu óc mình năng động”, bà chia sẻ trong một bài phỏng vấn trong văn phỏng mới của Singtel ở Singapore, nơi khá học được tổ chức. “Tôi cũng hi vọng có thể khuyến khích và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, và cho họ thấy bạn có thể học kĩ năng mới không kể đến việc bạn đã tiến xa như thế nào trong sự nghiệm của mình.”
Valeria tham gia một khoá học bốn ngày và một cuộc thi phát triển bot hai ngày, cả hai đều do Singtel tổ chức. Giờ thì bà có thể áp dụng các kĩ năng mới để tự động hoá các quy trình như báo cáo, dự trù ngân sách và nhiều ứng dụng lặp đi lặp lại khác, giúp tiết kiệm nhiều thời gian trong ngày.
Ở Singapore, nơi năng suất lao động đang giảm sút vì nhân sự ngày càng già đi, nhân sự đều được khuyến khích dùng các kĩ năng mới trong bối cảnh thế gới điện tử hoá.
Các cơ quan chính phru như Workforce Singapore và SkillsFuture Singapore đã tổ chức nhiều chương trình để trang bị cho nhân sự các kĩ năng mới và tìm được việc làm. Các doanh nghiệp cũng cực kì chủ động.
Singtel nói vào tuần trước rằng sẽ đầu tư khoảng 32,7 triệu USD trong ba năm tiếp theo để cải thiện kĩ năng số của nhân viên.
“Công việc, như cách chúng ta biết, sẽ rất khác 10 năm sau này,” Chua Sock Koong, CEO Singtel, chia sẻ. “Đó là lí do chúng ta không được ngừng biến đổi, trong vai trò nâhn viên và trong hình ảnh của cả một công ty.”