Công Nghệ

Dùng điều hoà cả ngày nhưng bạn đã biết chế độ làm mát tiết kiệm điện này chưa?

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Một số tính toán cho rằng chế độ “Dry Mode” có thể tiết kiệm điện hơn “Cool Mode” gấp 10 lần nhưng khi dùng chế độ này cũng có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý.

Vào mùa hè tại một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, những chiếc điều hoà trở thành một người bạn không thể thiếu trong nhiều gia đình. Quen thuộc là thế nhưng bạn đã chắc chắn rằng mình hiểu hết mọi chức năng của chiếc điều hành nhà mình chưa? Thực tế, tuỳ thuộc vào nhãn hiệu, giá thành cũng như công nghệ, những chiếc điều hành có thể có các chức năng khác nhau.

Tuy nhiên, phần đa đều có hai chế độ làm “Cool Mode” và “Dry Mode”, bên cạnh tính năng tự động (Auto). Hiểu về hai chế độ này vừa có thể giúp bạn tiết kiệm điện vừa giúp bạn trải nghiệm điều hoà thoải mái hơn.

“Dry Mode” thường có biểu tượng giọt nước trong khi “Cool Mode” có biểu tượng bông tuyết. (Ảnh: Wired)

Tầm quan trọng của “Dry Mode”

Để hiểu và phân biệt được hai chế độ với nhau, hãy cùng đi sâu vào giải thích từ chế độ. Ở đây, chúng ta sẽ bắt đầu với chế độ ít được biết đến hơn nhưng không kém phần quan trọng “Dry Mode”. “Dry Mode” theo đó là chế độ chịu trách nhiệm kiểm soát độ ẩm trong phòng. Trên điều khiển điều hoà, chế độ này thường có biểu tượng là hình giọt nước.

Khi chọn chế độ “Dry Mode”, điều hoà sẽ không thổi ra khí mát (mà thổi ra khí khô để kiểm soát độ ẩm trong phòng) và thực tế cũng không làm mát phòng một cách chủ động. Tuy nhiên, thực tế rằng khi độ ẩm cao, con người luôn cảm thấy oi bức, khó chịu, việc chế độ “Dry Mode” làm giảm độ ẩm trong phòng sẽ mang lại cảm giác mát mẻ cho người dùng. Chế độ này sẽ hoạt động hoàn hảo khi trong phòng có độ ẩm từ 90% trở lên.

Với cơ chế hoạt động nói trên, tính năng “Dry Mode” có thể tiết kiệm điện năng hơn so với “Cool Mode” tới 10 lần.

Mặc dù “Dry Mode” làm rất tốt công việc giảm bớt độ ẩm trong không khí, bạn nên nhớ rằng cũng không nên loại bỏ toàn bộ độ ẩm trong phòng mà cần duy trì nó ở mức độ tạo cảm giác thoải mái cho con người. Khi bạn cảm thấy da khô, người mất nước ở chế độ “Dry Mode” cũng là lúc nó nhiều khả năng đang bị lạm dụng. Vì lý do này, một số chuyên gia về điều hòa khuyên rằng chế độ “Dry Mode” chỉ nên vận hành trong khoảng từ 1 đến 2 giờ là tối ưu nhất.

“Dry Mode” giúp tiết kiệm điện tiêu thụ nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng nó. (Ảnh: Wired)

“Dry Mode” khác “Cool Mode” ra sao?

“Cool Mode” là chế độ mặc định của rất nhiều dòng điều hoà và nó phụ thuộc rất nhiều vào bộ nén khí trong điều hoà để làm mát. Ở chế độ này, bạn chỉ cần đặt nhiệt độ mong muốn trên điều hoà và tốc độ quạt. Khi đạt đến nhiệt độ mong muốn, bộ nén khí sẽ dừng hoạt động nhưng quạt vẫn chạtyđể đảm bảo khí mát được thổi ra đều đặn. Quá trình lấy khó nóng trong phòng và đẩy ra bên ngoài của “Cool Mode” cần nhiều điện năng hơn cơ chế hoạt động của “Dry Mode” rất nhiều và thực tế thì “Cool Mode” cũng là chế độ làm mát tiêu tốn nhiều điện năng nhất.

Chuyên gia điều hoà cũng khuyên bạn rằng nhiệt độ 25 độ C cũng là mức nhiệt độ lý tưởng để bạn có được một cảm giác thoải mái cân bằng đồng thời lại tiết kiệm điện khi dùng điều hoà.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin mới nhất