Công Nghệ

Biết điều này bạn sẽ chẳng còn dám 'lướt' smartphone trước khi đi ngủ nữa

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Dùng smartphone vào ban đêm có thể đẩy nhanh tình trạng mù loà và ánh sáng xanh chính là nguyên nhân.

Ánh sáng xanh từ điện thoại và laptop có thể đẩy nhanh quá trình mù loà, theo một nghiên cứu được đưa ra và xuất bản trên tạp chí Scientific Reports.

Dùng smartphone vào ban đêm nguy hiểm hơn bạn nghĩ. (Ảnh: TNW)

Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tolado cho biết thời gian dài tiếp xúc với ánh sáng xanh - loại ánh sáng mà điện thoại, máy tính bảng hay TV phát ra - có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực và sản sinh ra các phân tử độc hại trong các tế bào nhạy cảm với ánh sáng của mắt. Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hoá điểm vàng và một số bệnh khác có liên quan đến mắt.

Được biết, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã cho các tế bào sống tiếp xúc với nhiều loại ánh sáng khác nhau. Họ tìm ra rằng tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ kích hoat “một loại phản ứng tạo ra các phân tử hoá học độc hại trong tế bào thị giác của con người.” Nhóm nghiên cứu chia sẻ một số nhà sản xuất smartphone đang cho ra những tính năng lọc ánh sáng xanh và đây có thể là một ý tưởng thú vị.

Các bệnh về mắt ví dụ như thoái hoá điểm vàng là kết quả của quá trình các tế bào nhạy sáng trong võng mạc bị bào mòn về chức năng. Căn bệnh này liên quan đến tuổi tác và có thể dẫn đến mù loà. Tại Mỹ, theo một thống kê của tổ chức BrightFocus Foundation, hiện tại có khoảng 11 triệu người đang phải đối mặt với bệnh thoái hoá điểm vàng ở nhiều mức độ khác nhau. Không dừng lại ở đây, số lượng bệnh nhân thậm chí còn có thể tăng gấp đôi vào năm 2050.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin mới nhất