Không ít người cho rằng, khi chiếc xe đã đóng kín cửa, nhiệt độ trong xe sẽ đủ ấm áp vì thế nên không cần sử dụng tới hệ thống sưởi, từ đó không tiêu hao nhiều nhiên liệu. Thế nhưng đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm vì thực tế, mức tiêu hao nhiên liệu của xe khi bật điều hòa sưởi ấm không chênh lệch là bao.
Về lý thuyết, khi động cơ vận hành, xăng được đốt và nhiệt lượng sinh ra để thúc đẩy các pít-tông vận hành. Tuy nhiên, chỉ khoảng hơn 50% năng lượng sản sinh ra cho hộp số, giúp đưa chiếc xe chuyển động.
Tiếp đến, hệ thống điều hòa sưởi ấm sẽ tận dụng chính lượng nhiệt này để làm ấm không khí bên trong xe. Đây cũng chính là lý do tại sao ô tô nào cũng được trang bị một hệ thống tản nhiệt làm mát. Khi người dùng bật chế độ sưởi khi xe khởi động từ trạng thái lạnh, điều hòa sẽ không thể thổi gió nóng ngay lập tức. Nhiệt độ chỉ tăng lên khi động cơ đủ nóng, và nhiệt theo chất lỏng truyền vào tới giàn sưởi trong xe. Thông thường, hơi nóng sẽ cảm nhận được sau vài phút kể từ khi đề nổ xe.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ này không đáng kể và gần như không thể phân biệt khi tắt và bật hệ thống sưởi. Trường hợp này khác hẳn với điều hòa nhiệt độ làm mát phải vận hành máy nén ga, vốn tiêu tốn năng lượng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc chuyển điều hòa nhiệt độ sang cgế độ sưởi trên các dòng xe phổ thông sẽ không khiến chiếc xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
Đối với những mẫu xe đắt tiền, hầu hết đều được trang bị ghế sưởi, vô lăng hay tay nắm cửa,…tích hợp chế độ sưởi bên trong. Các thành phần này hoạt động dựa vào điện năng, nên về lý thuyết sẽ đốt nhiên liệu nhiều hơn, nhưng tỉ lệ năng lượng sử dụng cho thành phần này cũng không đáng mấy so với mức vận hành của chiếc xe.
Mặt khác, theo các chuyên gia về sức khỏe, người lái nên để nhiệt độ mà cơ thể cảm thấy dễ chịu, tức không cần phải nóng ấm so với bên ngoài mà chỉ cần không cảm thấy lạnh là được. Trước khi xuống xe, nên tắt điều hòa hoặc giảm nhiệt độ để cơ thể thích nghi, trách bị sốc nhiệt khi bước ra ngoài, đặc biệt với trẻ em và người già.