Công Nghệ

Bão Mặt Trời khổng lồ 'ghé thăm' Trái Đất: Nguy cơ mất tín hiệu truyền thông, định vị, lưới điện

Theo CNN
Chia sẻ

Các chuyên gia cảnh báo, bão Mặt Trời có thể làm gián đoạn các tín hiệu truyền thông, định vị GPS và ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện.

Sau một thời gian dài không hoạt động, Mặt Trời đã tỉnh giấc với một đợt phun trào nhật hoa, hay còn gọi là bão Mặt Trời, vào ngày 7/12 trên khu vực có tên 2790, và một phần sẽ hướng đến Trái Đất.

Bão Mặt Trời khổng lồ 'ghé thăm' Trái Đất: Nguy cơ mất tín hiệu truyền thông, định vị, lưới điện Ảnh 1
Hiện tượng phun trào nhật hoa (CME) xảy ra vào ngày 7/12 trên Khu vực 2790 của Mặt Trời. (Ảnh: SOHO)

Theo đài CNN, Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo, dòng vật chất phóng ra từ Mặt trời sẽ tiếp cận khí quyển của Trái đất trong hôm 10/12 theo giờ Việt Nam, tạo hiện tượng "bão từ" và sẽ duy trì trong từ 1 đến 2 ngày.

Xem thêm: Sau AirPods, thêm một thiết bị khác của Apple sẽ được sản xuất tại Việt Nam

Các chuyên gia cảnh báo, bão Mặt Trời có thể làm gián đoạn các tín hiệu truyền thông, định vị GPS và ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện.

Bão Mặt Trời khổng lồ 'ghé thăm' Trái Đất: Nguy cơ mất tín hiệu truyền thông, định vị, lưới điện Ảnh 2
Ảnh minh họa các tia sáng trên bề mặt Mặt Trời. (Ảnh: Tobias Roetsch / Getty Images)

NOAA dự báo, khả năng cơn bão sẽ đạt mức độ mạnh hơn "nếu từ trường trong đợt bão Mặt Trời liên kết tốt với từ quyển của Trái Đất."

Với sức mạnh của cơn bão Mặt Trời khổng lồ, hiện tượng cực quang có thể xuất hiện ở những vùng không thường xuyên thấy được vào năm nay.

Bão Mặt Trời khổng lồ 'ghé thăm' Trái Đất: Nguy cơ mất tín hiệu truyền thông, định vị, lưới điện Ảnh 3
Hiện tượng cực quang tuyệt đẹp tại đỉnh núi Kirkjufell (Iceland). (Ảnh: Babak Tafreshi)

Những người yêu thiên văn tại nhiều thành phố của Mỹ như Chicago, Detroit, Boston và Seattle sẽ có cơ hội nhìn thấy hiện tượng này trên bầu trời đêm.

Cực quang là một hiện tượng quang học với đặc trưng là dãy sáng đầy màu sắc trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.

Bão Mặt Trời khổng lồ 'ghé thăm' Trái Đất: Nguy cơ mất tín hiệu truyền thông, định vị, lưới điện Ảnh 4
Các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi làm cho cực quang trông giống như những dải lụa trên bầu trời. (Ảnh: Vật Lý Thiên Văn)

Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa trên bầu trời. Cực quang thường có màu xanh lục, nhưng nếu may mắn, người ta có thể bắt gặp cả cực quang màu đỏ, hồng, xanh lam và tím.

Cho đến nay, con người đã chứng kiến nhiều cơn bão Mặt Trời xuất hiện. Một trong những cơn bão Mặt Trời mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người là vào ngày 1/9/1859, được hai nhà thiên văn học độc lập người Anh Richard Carrington và Richard Hodgson phát hiện và được đặt tên là "Bão Mặt Trời 1859" hay "Sự kiện Carrington".

Bão Mặt Trời khổng lồ 'ghé thăm' Trái Đất: Nguy cơ mất tín hiệu truyền thông, định vị, lưới điện Ảnh 5
Hình ảnh các vật chất từ Mặt Trời bắt đầu "phun trào". Ảnh được chụp vào ngày 29/11. (Ảnh: NASA)

Theo tài liệu được ghi lại cho thấy, cơn bão này có thể nhìn rõ bằng mắt thường, tức là nhìn thấy ánh sáng trắng, kèm theo các cực quang xuất hiện ở những vĩ độ nhiệt đới như Cuba hoặc Hawaii.

Ngoài ra, cơn bão còn phá hỏng toàn bộ các đường dây điện thoại và làm ảnh hưởng tới hệ thống điện báo ở châu Âu, Bắc Mỹ, theo Washington Post.

Xem thêm: Hơn 86.000 người cùng tiễn biệt cố nghệ sĩ Chí Tài theo cách vô cùng đặc biệt

Chia sẻ

Theo

CNN

Nguồn bài viết

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất