Công Nghệ

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng?

Theo PhoneArena
Chia sẻ

SAOstar trích dịch bài đăng trên PhoneArena của tác giả Rado Slavov, thể hiện quan điểm cá nhân về việc liệu Apple có bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng?

Liệu người ta có thể bán một thiết bị y tế, hoặc thậm chí là thuốc chữa bệnh, vốn không chẳng có tác dụng gì bằng cách cố tình đánh vào nỗi sợ hãi của mọi người chỉ để kiếm lời hay không? Đó là một câu hỏi hóc búa mà quanh quẩn trong đầu của tôi mấy ngày qua.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 1
(Ảnh: Apple)

Sau khi Apple công bố hai dòng đồng hồ Watch Series 6 và Watch SE vào sự kiện diễn ra vào trung tuần tháng 9, một suy nghĩ thú vị đã loé lên trong đầu tôi: Có phải Apple đang bắt đầu sa đà vào các chiến thuật hù dọa tập trung vào sức khỏe để bán được nhiều đồng hồ hơn?

Liệu suy nghĩ này có quá xa vời đối với một công ty chắc chắn đã đánh đổi một số trọng tâm và bản sắc của mình để tăng trưởng tuyệt đối trong vài năm qua?

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 2
(Ảnh: Apple)

Thành thật mà nói, miễn là các nguyên tắc đạo đức cơ bản không bị vi phạm, một thương hiệu có thể sử dụng các chiến lược kinh doanh có xu hướng nghiêng về góc độ đem đến lợi nhuận nhiều nhất. Và tại sao họ lại không? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cũng như duy nhất cho câu hỏi mà tôi đang đặt ra trong bài viết này.

Tuy nhiên, bản sắc và chuẩn mực riêng của mỗi công ty sẽ dựa trên những gì mà công ty đặt lên trên hết. Điều đó tạo dựng các nguyên tắc đạo đức cơ bản và giá trị bản sắc của một công ty.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 3
(Ảnh: Apple)

Ví dụ, phong cách thiết kế đặc trưng cũng là một giá trị bản sắc. Một công ty sẽ cố gắng không bao giờ phát hành một sản phẩm không tuân thủ nguyên tắc mà họ đề ra. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp với hầu hết các công ty đối thủ trên thị trường.

Hay một ví dụ khác là hoạt động dựa trên nguyên tắc "không tạo ra căng thẳng không cần thiết cho mọi người".

Tôi có thể khẳng định rằng, nếu những nguyên tắc như vậy là điều mà Apple quan tâm, có lẽ một số quảng cáo của Apple Watch đã không được 'Táo khuyết' tung ra, cụ thể là những quảng cáo kể về câu chuyện của những người trải qua cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhưng được cứu sống kịp thời nhờ cảnh báo sớm từ Apple Watch.

Xin đừng hiểu sai ý tôi, tất nhiên những câu chuyện này đều là thật, và thật tuyệt khi Apple đã tạo ra một thiết bị có thể giúp cứu sống người. Tôi sẽ không bao giờ có ý hạ thấp điều đó.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 4
(Ảnh: Apple)

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: bạn muốn gửi đi thông điệp gì, khi đó chỉ là một trường hợp cực kỳ hiếm gặp, chẳng hạn như trường hợp của một anh chàng 26 tuổi được đưa đến bệnh viện, sau khi Apple Watch thông báo cho anh ta về nhịp tim cao bất thường?

Đây rõ ràng là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, nhưng cũng là một trường hợp cực kỳ khó xảy ra.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 5
(Ảnh: The Verge)

Vậy, thông điệp ở đây là gì? Có phải là "tất cả mọi người đang gặp nguy hiểm"? Có phải "điều gì đó không ổn đang xảy ra với bạn ngay lúc này và bạn thậm chí còn không thể nhận ra"? Có phải "bạn có thể gặp nguy bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang ở độ tuổi 20"? Với tôi, đây không phải là những thông điệp lành mạnh.

Hoặc có thể, chỉ là có thể thôi nhé, thông điệp đầy đủ sẽ được hiểu thế này: "Bạn có thể nghĩ rằng mình còn trẻ và khỏe mạnh, nhưng bạn không bao giờ có thể biết trước được mọi việc - hãy nhìn vào tất cả trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Vì vậy, hãy mua chiếc đồng hồ này, nó sẽ giúp bạn vượt qua những trường hợp xấu nhất."

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 6
(Ảnh: Engaget)

Với việc không cung cấp dẫn chứng cần thiết để người xem hiểu rằng người trẻ vẫn có thể gặp nguy cơ về sức khoẻ, điều này càng phóng đại hơn tâm lý lo sợ và bất an của người xem.

Câu hỏi đặt ra là, từ khi nào thì tâm lý bất an không cần thiết do những quảng cáo như vậy lại được đặt lên trên những lợi ích thực tế?

Hiện nay, có nhiều trường hợp tiếp thị mang tính chất tương tự như vậy. Tuy nhiên, ở lĩnh vực y tế và sức khỏe, mọi thứ cần được xử lý cẩn thận hơn, và việc áp dụng nguyên tắc đạo đức bổ sung sẽ là một ý tưởng tốt.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 7
(Ảnh: Keith Hui/Hypebeast)

Đây không chỉ là việc bán ra một thiết bị. Bởi nó có thể làm rối loạn cảm xúc, gia tăng nỗi sợ hãi và sự lo lắng của con người. Và một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng, không một ai muốn trở nên căng thẳng hay lo lắng hơn.

Nếu một tính năng được coi là tiên quyết trên một thiết bị, thì trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nó có thể dễ dàng khiến người dùng liên tưởng đến yếu tố quyết định trong tình huống "sống còn". Nó có thể xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng, ngay cả trước khi mua sản phẩm.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 8
(Ảnh: BRENDAN MCDERMID | REUTERS)

Bởi vì tâm lý chung của mọi người là "mọi thứ đều có thể xảy ra" hoặc "nếu nhỡ điều đó xảy ra thì sẽ như thế nào?", họ sẽ đưa ra quyết định, an toàn là trên hết.

Câu hỏi "Điều gì xảy ra nếu?" có thể rất hữu ích trong cuộc sống, nhưng khi đối mặt với các tình huống có xác suất cực thấp, việc liên tục đặt câu hỏi "Nếu xảy ra thì sao?" có thể tạo tâm lý bất an.

Apple đang bán Apple Watch bằng cách hù dọa người dùng? Ảnh 9
(Ảnh: MacRumors)

Như đã đề cập ở trên, tôi không nghĩ rằng có một câu trả lời hoặc giải pháp rõ ràng cho những thắc mắc này. Nhưng tôi nghĩ rằng, có điều gì đó cần được đưa ra xem xét và thảo luận về cách các công ty tiếp thị những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, như Apple Watch là một ví dụ.

Chia sẻ

Theo

PhoneArena

Nguồn bài viết

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất