Công Nghệ

AirAsia hết mặn mà với thị trường Việt Nam sau ba lần thất bại

Lê Thanh Xuân
Chia sẻ

Sau Việt Nam, Campuchia là thị trường mà AirAsia muốn chinh phục.

Tỉ phú trong lĩnh vực hàng không Tony Fernandes, người đồng sáng lập và CEO AirAsia Group, đang cân nhắc thành lập các liên doanh hàng không tại Campuchia, và sau đó là Trung Quốc và Myanmar, theo Nikkei.

Sau lần thứ ba thất bại để thành lập một liên doanh hàng không tại Việt Nam hồi đầu năm nay, ông Fernandes xác nhận sẽ chuyển sự tập trung sang các thị trường khác trong khu vực trong một bài phỏng vấn mới đây với Nikkei Asian Review.

AirAsia Group CEO Tony Fernandes. (Ảnh: Nikkei)

“Tôi hiện không có kế hoạch nào cho thị trường Việt Nam sau khi cố gắng ba lần,” ông nhấn mạnh. “Chúng tôi không tìm được đối tác phù hợp và tôi nghĩ hiện tại đã có quá nhiều hãng hàng không tại thị trường này,” người đứng đầu AirAsia nói thêm.

Luật Campuchia không giới hạn sở hữu nước ngoài trong ngành hàng không song các hãng hàng không mới được yêu cầu đầu tư tới 30 triệu USD vào quốc gia này trong ba năm đầu tiên, chưa kể đến các chi phí về tàu bay. Nổi lên như một điểm đến du lịch được yêu thích, Campuchia đã thu hút được một số hãng hàng không được Trung Quốc đầu tư. Hiện tại, có 6 hãng hàng không mới đang sẵn sàng cất cánh ở đây, Nikkei cho biết.

Bên ngoài thủ đô Phnom Penh, sân bay quốc tế Siem Reap là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất ở Đông Nam Á. Năm ngoái, nó đón 4,5 triệu lượt khách do sức hút của tổ hợp Angkor Wat gần đó.

AirAsia từng có mong muốn hợp tác cùng Thiên Minh Group để triển khai hoạt động tại Việt Nam song thương vụ này đã đổ bể.

AirAsia Group hiện tại đã có các liên doanh hàng không tại Indonesia và Thái Lan cùng kế hoạch IPO liên doanh hàng không tại Philippines trong năm 2020.

“Tôi khi việc có được một đối tác tin cậy rất dễ dàng song chúng tôi phải đảm bảo hạ tầng sân bay có thể đáp ứng được tăng trưởng và liệu chúng tôi có thể mang đến một giá trị độc đáo cho thị trường hay không,” Fernandes nói. “Mọi chuyện không phải khi nào cũng liên quan đến cấp phép hoạt động.”

Trong dài hạn, Fernandes nói ông muốn AirAsia cất cánh ở Trung Quốc. Đây là thị trường quan trọng của AirAsia khi tập đoàn ghi nhận gần 20% doanh số thường niên đến từ các điểm đến Trung Quốc. Fernandes cũng có tầm nhìn biến nền tảng vé trực tuyến của AirAsia trở thành một “Amazon trong ngành du lịch”.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Thanh Xuân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất