Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

8 sự thật đầy bất ngờ về cách người dân Triều Tiên sử dụng công nghệ

Ở Triều Tiên, USB được xem như là một phụ kiện thời trang hơn là một phụ kiện công nghệ.

Gần như không có ai dùng Internet

Ảnh:: BI

Internet, như cách chúng ta biết về nó, có ở Triều Tiên. Thế nhưng việc sử dụng nó tại đây thì khá hạn chế. Hầu hết người Triều Tiên sử dụng một mạng lưới Internet nội bộ tên là Kwangmyong. Có một điểm thú vị là đến năm 2015, Triều Tiên đã có trang mạng hỗ trợ mua sắm trực tuyến đầu tiên tên là Okryu.

Có một mạng xã hội… giống hệt Facebook

Ảnh:: BI

Một nhà nghiên cứu của Dyn Networks có tên Doug Madory cho biết Triều Tiên có một mạng xã hội riêng với nhiều chức năng và giao diện tương đối giống Facebook. Nó cho phép người dùng đăng kí tài khoản bằng email và trao đổi các tin nhắn trên tường của nhau. Business Insider cho biết mạng xã hội này từng bị hack vì quản trị viên dường như đã sử dụng một tên đăng nhập và mật khẩu… mặc định.

Cứ 10 người Triều Tiên thì một người có điện thoại thông minh

Ảnh:: BI

Nhà mạng Koryolink từng công bố số liệu cho biết tại Triều Tiên có khoảng 3 triệu thuê bao di động. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết nhà mạng di động chính của Triều Tiên Koryolink không hỗ trợ các cuộc gọi quốc tế.

Máy tính cá nhân chỉ dành cho người giàu

Ảnh:: BI

Số người dân Triều Tiên sở hữu máy tính cá nhân thì ít hơn, chỉ khoảng vài trăm nghìn, theo Andrei Lankov, tác giả cuốn cuốn sách “The Real North Korea.” Máy tính ở đây thường chỉ được sử dụng bởi giới những người giàu có hoặc giới học thuật, ví dụ như sinh viên tại các trường Đại học như Đại học Bình Nhưỡng. Tại nhiều quán cà phê hay trường học cũng có máy tính nhưng việc sử dụng khá hạn chế.

USB là một phụ kiện thời trang

Ảnh:: BI

Máy tính cá nhân ở Triều Tiên hiếm đến mức những người dân thủ đô sử dụng USB như những phụ kiện thời trang, thay vì phụ kiện công nghệ.

Máy tính sử dụng hệ điều hành dựa trên Linux và giao diện khá giống macOS

Ảnh:: BI

Triều Tiên phát triển một hệ điều hành máy tính cá nhân của riêng mình với tên gọi Red Star (tạm dịch: Sao Đỏ). Hệ điều hành này có ứng dụng xử lý văn bản, lịch năm và dịch vụ chơi nhạc. Giao diện của Red Star, không khó nhận ra, vay mượn khá nhiều đặc điểm từ hệ điều hành máy tính của Apple.

Máy tính bảng cũng có nhưng không rẻ

Ảnh:: BI

Woolim là một trong những chiếc máy tính bảng đầu tiên tại Triều Tiên. Nó ra mắt vào năm 2016, theo Business Insider. Mặc dù được sản xuất tại Trung Quốc với giá không quá cao, chiếc máy này vẫn nằm xa tầm tay của nhiều người Triều Tiên.

Người dùng chỉ có thể lựa chọn giữa hai nhà mạng

Ảnh:: BI

Nhà mạng lớn nhất tại Triều Tiên là Koryolink. ban đầu đây là một liên doanh giữa công ty viễn thông Ai Cập Orascom và chính phủ. Một đối thủ của nhà mạng này là Byol cũng được cho là thành lập vào năm 2015 với nguồn vốn do chính phủ đầu tư.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui mê tít chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc