Đặt smartphone bên cạnh khi đi ngủ
Điện thoại di động nhìn chung là một thiết bị gửi và nhận sóng điện từ. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể phát ra sóng radio. Mặc dù chưa được khẳng định bởi các bằng chứng khoa học, nhiều nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để chứng tỏ rằng sóng điện từ từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến não bộ người dùng.
Cho đến lúc đó, nhiều nhà khoa học khuyên người dùng nên để điện thoại cách xa giường ngủ khi đi ngủ. Hoặc ít nhất, bạn có thể chuyển máy sang chế độ Airplane (máy bay) khi đi ngủ.
Để smartphone trực tiếp tiếp xúc lên da
Có một vài nghiên cứu đã chỉ ra được sự liên quan giữa điện thoại và bệnh ung thư, đặc biệt là khi tần số dao động trong khoảng 900 MHz, tần số khiến điện thoại phát sinh tình trạng quá nhiệt.
Da của con người có thể hấp thụ nhiệt độ khá dễ dàng. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy những tác động tiêu cực của bức xạ tần số radio trên cơ thể con người, song thực tế thì tỉ lệ hấp thụ nhiệt lượng từ smarthphone qua da sẽ giảm đáng kể khi bạn không để máy trực tiếp tiếp xúc với da của mình.
Dùng điện thoại sai tư thế
Sử dụng điện thoại sai tư thế trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về xương, khớp. Ví dụ, khi bạn cầm điện thoại và nhắn tin sai tư thế, như trong hình minh hoạ, xương cổ đang phải chịu áp lực lớn hơn trọng lượng đầu bạn tới 5 lần. Nếu có thể, hãy dùng điện thoại ngang tầm mắt để xương cổ thẳng nhất có thể.