Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

3 nguyên nhân khiến bạn dù có chụp bao nhiêu ảnh vẫn xấu

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục để kỹ năng nhiếp ảnh ngày càng phát triển hơn.

Trong số chúng ta, chắc hẳn cũng có vài người đã tự hỏi vì sao ảnh mình chẳng bao giờ khá lên nổi hoặc thậm chí dù chụp cả năm trời vẫn dậm chân tại chỗ. Vậy nguyên nhân vì đâu mà khiến kỹ năng chụp ảnh của chúng ta lại không thể phát triển nổi? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 3 nguyên nhân chính và từ đó tìm cách khắc phục để ảnh của mình ngày càng được chất lượng hơn.

1. Không thường xuyên mang máy ảnh bên mình

Người ta thường có câu “Học phải đi đôi với hành”, nếu suốt ngày bạn chỉ nạp kiến thức bằng lý thuyết nhưng lại không thực sự chụp ảnh nhiều, không “cọ xát” nhiều với thực tế thì bạn sẽ không tài nào tiếp thu cũng như hiểu rõ cách chụp ảnh thế nào cho đẹp.

Và tất nhiên, để có thể thực hành được, điều đầu tiên là bạn phải luôn mang máy ảnh theo bên mình, đặc biệt với những người thích chụp ảnh đời sống, đường phố thì đây chính là thứ tiên quyết để có thể ghi lại tất cả khoảnh khắc mà ta muốn.

Vậy chúng ta phải mang chiếc máy DSLR cùng hàng loạt ống kính mỗi ngày để thực hành? Theo ý kiến cá nhân tôi thì bạn không hẳn phải cần vậy, nếu không có khả năng mang một bộ DSLR cùng ống kính theo bên mình, hãy tận dụng những gì bạn có, chẳng hạn một chiếc máy ảnh compact, hoặc thậm chí cả chiếc smartphone cũng có thể đáp ứng nhu cầu thực hành của bạn.

Nếu cảm thấy DSLR quá cồng kềnh, hãy mang theo một máy ảnh compact bên mình...

Nếu cảm thấy DSLR quá cồng kềnh, hãy mang theo một máy ảnh compact bên mình…

...hoặc thậm chí một chiếc smartphone cũng có thể giúp bạn thực hành.

…hoặc thậm chí một chiếc smartphone cũng có thể giúp bạn thực hành.

Tất nhiên những chiếc máy này sẽ không cho ra hình ảnh chất lượng như các dòng máy chuyên nghiệp, nhưng ở góc độ nào đó, chúng sẽ giúp bạn tập thói quen bố cục, chọn hướng sáng cũng như một số khía cạnh khác để thực hành trong nhiếp ảnh.

Hãy mang theo máy ảnh thường xuyên để có thể bắt được nhiều khoảnh khắc đẹp, và hơn hết là thực hành được bố cục, hướng sáng và các khía cạnh khác trong nhiếp ảnh.

Hãy mang theo máy ảnh thường xuyên để có thể bắt được nhiều khoảnh khắc đẹp, và hơn hết là thực hành được bố cục, hướng sáng và các khía cạnh khác trong nhiếp ảnh.

 
Bên cạnh đó, việc mang máy thường xuyên sẽ giúp bạn chụp nhiều ảnh hơn, và từ đó rút kinh nghiệm được từ những sai sót trong từng tấm ảnh của mình. Hơn nữa, chụp nhiều cũng là cách để bạn hiểu được chiếc máy ảnh của mình hơn và từ đó có thể thao tác nhanh hơn trong nhiều trường hợp.

2. Di chuyển quá nhanh

Nhiều người trong chúng ta thường có xu hướng di chuyển nhanh và ít để ý đến các sự vật, sinh hoạt đang diễn ra xung quanh. Dù bạn có mang máy ảnh theo mình 24/7 nhưng nếu vẫn tiếp tục hời hợt và không dừng lại để quan sát thế giới xung quanh, bạn sẽ chẳng thể nắm bắt được những khoảnh khắc quý giá. Chính vì nguyên nhân đó, khả năng phán đoán tình huống sắp xảy ra cũng như khả năng thao tác nhanh của bạn sẽ không thể phát triển được.

Ảnh chụp bằng máy compact Sony RX100 IV.

Ảnh chụp bằng máy compact Sony RX100 IV.

Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc mang máy thường xuyên, hãy tập thói quen đi dạo bộ vào mỗi cuối tuần, bên cạnh đó, hãy cố gắng đi rảo bước thật chậm và cảm nhận cuộc sống xung quanh. Với cách làm này, dần dần bạn sẽ nhìn nhận được thế giới xung quanh với một góc nhìn khác và từ đó sáng tạo ra được nhiều kiểu ảnh hay hơn.

Ảnh chụp bằng máy compact Ricoh GR.

Ảnh chụp bằng máy compact Ricoh GR. 

3. Quá lo lắng đến suy nghĩ của những người xung quanh

Đã có một số người khắc phục được tốt 2 yếu tố bên trên, họ vẫn quan sát thế giới một cách chậm rãi và tìm thấy rất nhiều cơ hội để “bắt vào ảnh”, tuy nhiên vẫn có một yếu tố khiến họ ngừng giơ máy lên ngắm và chụp ảnh.

Vậy họ đang nghĩ gì? Tại sao lại không bắt lấy những khoảnh khắc kia? Thực tế mà nói, một số người bị lo lắng hoặc không được tự tin khi thấy những người xung quanh hoặc trong khung ảnh đang nhìn thẳng vào mình. Thậm chí có người còn nghĩ rằng có lẽ trông mình sẽ rất “ngố” khi cầm máy chụp người khác giữa phố hoặc sợ xung quanh đánh giá về mình.

Ảnh chụp bằng Samsung Galaxy S6 Edge+.

Ảnh chụp bằng Samsung Galaxy S6 Edge+.

Để khắc phục nhược điểm này, người chụp cần phải tự tin hơn trong việc cầm máy và thao tác. Hơn nữa, việc tương tác với các đối tượng trên phố sẽ giúp bạn dễ hòa nhập với họ hơn, từ đó sẽ tạo sự thoải mái cho cả đôi bên. Ngoài ra, càng “thực hành” chụp ảnh nhiều, bạn càng trở nên nghiêm túc hơn với từng tác phẩm của mình, từ đó các kỹ năng sẽ được phát triển nhiều hơn.

Ảnh chụp bằng máy phim Yashica 635 và phim Kodak Ektar 100.

Ảnh chụp bằng máy phim Yashica 635 và phim Kodak Ektar 100.

Ảnh chụp bằng điện thoại Oppo Neo 7.

Ảnh chụp bằng điện thoại Oppo Neo 7.

Ảnh chụp bằng máy point and shoot Canon Powershot S90.

Ảnh chụp bằng máy point and shoot Canon Powershot S90.

 
Hy vọng sau khi tìm hiểu được 3 nguyên nhân chính, các bạn sẽ khắc phục được nhược điểm của chính mình cũng như kỹ năng chụp ảnh càng ngày càng được tiến bộ hơn.
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất