Thể thao

Từ ông chủ trạm xăng người Nhật đến cái cúi đầu của Công Vinh

Văn Nhân
Chia sẻ

Khách hàng là thượng đế và người Nhật nổi tiếng trong việc phục vụ khách hàng. Câu chuyện bán xăng của người Nhật ở Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Hình ảnh ông Hiroaki Honjo - Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu IQ8 - cầm ô dưới mưa và cúi đầu chào, cảm ơn khách hàng đến đổ xăng đã gây sốt trên mạng xã hội.

Các nhân viên của trạm xăng Nhật cũng rất thân thiện phục vụ, khi lau xe và cúi chào khách. Tất cả tạo ra một sự ấn tượng về cách người Nhật phục vụ khách hàng ở Việt Nam.

Ông Hiroaki Honjo cúi chào khách. Ảnh: TTO

Một số ý kiến cho rằng, đó là chiêu trò câu khách, làm màu vì bán xăng… không cần đến mức phải cúi đầu chào khách, chỉ cần chất lượng tốt, không đổ thiếu cho người mua.

Nhưng những người từng sống ở Nhật lý giải: “Chất lượng xăng dầu quan trọng, nhưng thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố gây ấn tượng lâu dài với khách hàng. Ai đã từng sống bên Nhật sẽ biết đó là văn hóa của họ”.

Hai luồng ý kiến về người Nhật bán xăng ở Việt Nam khiến cho tôi nhớ đến chuyện ông chủ tịch ở V.League cầu thị khán giả, nhưng bị một số người định kiến là “làm màu”.

Đó là chủ tịch CLB TP.HCM - Lê Công Vinh. Lần đầu tiên làm “sếp” nhưng Công Vinh có tư tưởng khác biệt là tự tay bán vé cho người hâm mộ, nói cảm ơn khi khán giả đến mua vé ở sân Thống Nhất.

Công Vinh không chỉ bán vé cho người hâm mộ mà anh còn lo sợ mất “khách hàng”. Như trận đấu TP.HCM thua SLNA ở tứ kết Cup Quốc gia, Vinh phải đi từ khu Vip sang khán đài B xin lỗi và cuối đầu trước khán giả.

Công Vinh chia sẻ rằng: “Bây giờ làm bóng đá phải thay đổi để phục vụ người hâm mộ. Quan niệm đi xem bóng đá đã không còn, thay vào đó là thưởng thức bóng đá. Nên tôi muốn đến gần mọi người để biết tâm tư của họ mà phục vụ”.

Thực tế, cách làm của Công Vinh xuất phát từ những năm tháng anh thi đấu ở Nhật Bản. Vì người Nhật nổi tiếng về cách phục vụ cho khách hàng, kể cả bóng đá cũng làm khác biệt.

Điển hình là chuyện Công Phượng từng khiến cho người hâm mộ xôn xao vì đi phát tờ rơi, cúi đầu chào mọi người ở một ga tàu điện Nhật Bản, thời anh thi đấu cho CLB Mito.

Ngày về nước, Công Phượng lý giải: “Phát tờ rơi là công việc bình thường ở CLB Mito. Chúng tôi là thành viên của đội bóng nên phải phát tờ rơi để quảng bá cho người hâm mộ biết về trận đấu của đội trên sân nhà…”.

Vậy nên, từ câu chuyện ông chủ cây xăng Nhật cúi đầu chào khách đến đến Công Vinh đi bán vé, là bài học lớn cho các trạm xăng Việt Nam và các đội bóng ở V.League về sự phục vụ cho khách hàng, cho khán giả.

Bởi, khách hàng là thượng đế. Khách hàng của bóng đá là khán giả. Một cửa hàng muốn đông khách, hay một đội bóng muốn đông khán giả thì phải đứng trên nhu cầu của khán giả, tận tình phục vụ.

Chia sẻ

Bài viết

Văn Nhân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất