Nhiếp ảnh gia Việt chia sẻ bộ ảnh cùng kinh nghiệm vô giá khi đi Tây Tạng

Vũ Nguyễn
Chia sẻ

Bắt đầu hành trình độc hành, nhiếp ảnh gia Tâm Bùi đã có những ấn tượng đặc sắc khi đến Tây Tạng, khu vực còn rất nhiều xa lạ đối với du khách quốc tế, đặc biệt là người Việt Nam.

Tây Tạng thường được gọi là “mái nhà của thế giới” khi tọa lại tại khu vực có độ cao trung bình vào khoảng 4.900m. Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi chia chuyến thăm vùng đất của những vị Lạt Ma thành 2 hành trình: một nửa ở Larung (thị trấn Sertar) và một nửa ở Lhasa - thủ phủ khu tự trị. Bắt đầu chuyến đi, từ 4 thành viên, nhóm của anh quyết định tạm biệt nhau tại Thành Đô bởi ba người còn lại không muốn đến Larung.

taytangtambui01

Bộ ảnh “Ở lưng chừng Thời Gian” được nhiếp ảnh gia Tâm Bùi chụp tại Tây Tạng đã hớp hồn tất cả những ai… lỡ xem!

Đi đến Larung…

Tuy độc hành thế nhưng cũng nhờ thế mà nhiếp ảnh gia trẻ tuổi này đã thu nạp được rất nhiều trải nghiệm quý giá. Hành trình đến Sertar - thị trấn cách Larung khoảng 15km - khiến Tâm Bùi tốn khoảng 12 tiếng dù đường đi đã tốt hơn trước nhiều. Vượt qua những khó khăn trong việc đặt chân vào Larung, “sừng sững và đồ sộ” là hai từ đầu tiên để mà anh diễn tả vẻ đẹp của vùng đất đã in dấu đặc biệt trong tâm trí. 

taytangtambui02

Những ngôi nhà màu đỏ chạy tiếp nối nhau…

taytangtambui03

… san sát, tạo nên một khung cảnh ngoạn mục.

Larung đẹp nhất từ 6 - 8 giờ tối khi mặt trời xuống thấp nhất về phía Tây khiến ánh chiều rực lên vàng vọt, cũng lúc ấy, những bóng đèn lấp loáng đầu tiên được bật lên, tạo thành “một kiệt tác hoành tráng nhưng tách biệt với thế giới bên ngoài”. 

taytangtambui06

Thời điểm đẹp nhất để ngắm Larung là khi mặt trời đang dần lặn xuống…

taytangtambui05

… ánh đèn hòa vào ánh sáng rực rỡ của ráng chiều khu Larung…

taytangtambui04

… khiến nơi đây mang một vẻ đẹp rất đặc biệt.

Buổi sớm, trên các nẻo đường có thể bắt gặp rất nhiều tăng lẫn ni - nhưng họ không thích “được” chụp ảnh vì có quan niệm… sợ bị tổn thọ. 

taytangtambui12

taytangtambui13

Mỗi người thường mua 2 chai sữa, được cho là lấy từ bò Yak - một giống bò đặc hữu của vùng Tây Tạng.

taytangtambui14

Ngày sau đó, Tâm Bùi được chiêm ngưỡng “thiên táng” (sky burial) - tục mai táng lạ lùng của người Tây Tạng. Theo đó, người chết sau khi được khâm liệm 2 - 3 ngày sẽ được mang xác lên đồi cao hoặc nơi đất trống để lũ kềnh kềnh đến “dọn dẹp” sạch sẽ. Riêng ở Larung, họ xây một chỗ riêng để các thầy cúng thực hiện nghi lễ này. Sau đó, lũ kềnh kềnh - đang xếp ngay hàng thẳng lối - xông vào ngấu nghiến những xác người trên sàn, đến khi chỉ còn trơ xương. Chứng kiến cảnh tượng rùng rợn, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi không khỏi khiếp sợ.

taytangtambui07

Thầy cúng chuẩn bị thực hiện nghi lễ “thiên táng”.

taytangtambui08

Trước đó, lũ kềnh kềnh đã tập trung kín trên các quả đồi, khu đất trống.

taytangtambui09

Hình ảnh này khiến nhiều du khách không khỏi khiếp sợ nếu được tận mục sở thị nghi lễ rùng rợn này.

taytangtambui10

Sọ người tại nơi thiên táng.

taytangtambui11

Tóc của người quá cố.

Đi đến Lhasa…

Để đến được thủ phủ khu vực tự trị Lhasa, Tâm Bùi đã trải qua 43 giờ trên chuyến tàu cao nhất thế giới nối từ Trung Quốc. Dọc trên đường đi, dù khung cảnh hai bên chỉ toàn sa mạc, cát đỏ, núi đá khô cằn nhưng quyến rũ đến… chết người. Thậm chí, cả ánh trăng cũng đẹp đến nao lòng. 

taytangtambui19

Potala Palace - cung điện lớn nhất tại Lhasa.

Tuy nhiên vào đêm thứ 2 trên tàu, anh được chứng kiến nhiều khó khăn khi một vài người gặp vấn đề về sức khoẻ do không khí loãng. Đến nỗi, cô nhân viên phải mở hệ thống oxy có sẵn trên tàu để hỗ trợ. Sau gần hai ngày trên tàu, cả nhóm cũng đã đến được Lhasa. Thế nhưng, trái ngược với hình dung về một đô thị yên bình, Lhasa đã “bị” đô thị hóa ngoài sức tưởng tượng của anh với cao tốc và các khu chung cư cao tầng. Do đó, cả nhóm quyết định đến hồ Namtso - nơi vẫn còn lưu giữ được khung cảnh tự nhiên, dù wifi đã đến tận nơi này. 

taytangtambui15

Một góc của hồ Namtso.

taytangtambui16

Cánh đồng hoa cải rộng bát ngát.

taytangtambui17

Lhasa đã đô thị hóa nên đường đi đến cũng rất thuận tiện.

Điểm bất tiện khi du lịch Tây Tạng là người dân không thể nói tiếng Anh, mà chỉ sử dụng tiếng Trung hoặc tiếng Tạng. Ngoài ra, tất cả đền đài đều thu phí tham quan (khoảng 100 tệ ~ 300 nghìn đồng) khiến ít nhiều du khách cảm thấy không thoải mái. Không những thế, vì một số lý do việc du lịch đến Larung vẫn còn nhiều bất tiện (khu vực này đang hạn chế du khách quốc tế), nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đi bởi tác giả cũng đã có chút may mắn khi đặt chân an toàn vào vùng đất này. 

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Nguyễn

Tin mới nhất