Ăn - Chơi - Khám phá

Vòng hào quang xuất hiện quanh mặt trời: Dự báo thiên tai hay chỉ là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú?

Theo Nguyễn Long Kiên
Chia sẻ

Hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện trên bầu trời tỉnh Lào Cai và một số tỉnh lân cận.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại hiện tượng vầng hào quang bao quanh mặt trời nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cụ thể, vào lúc 12h đến 14h30 ngày 10/5 vừa qua, nhiều người sống tại tỉnh Lào Cai và một số tỉnh lân cận bày tỏ sự thích thú và bất ngờ khi chứng kiến cảnh tượng này. 

Theo chia sẻ từ chủ nhân đoạn clip, ngay sau khi phát hiện hiện tượng này, nhiều người lớn tuổi cho rằng đây và dự báo của thiên tai lũ lụt sắp kéo đến, họ chắp tay về phía hiện tượng quầng sáng và liên tục cầu nguyện, khẩn cầu mong sự bình an.

Tuy nhiên, trên thực tế các nhà khoa học đã khẳng định rằng hiện tượng này không phải điềm báo về thiên tai mà hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng cầu vồng quanh mặt trời, là một vòng tròn sáng nhiều màu bao xung quanh mặt trời. Đây là một hiện tượng hiếm gặp có tên gọi khoa học là Halo được hình thành từ quá trình khúc xạ ánh sáng. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này còn có thể xảy ra vào ban đêm và được gọi là quầng mặt trăng.

Hiện tượng này thường xuất hiện vào đầu mùa hè vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, vùng gần mặt trời sẽ xuất hiện hiện tượng giao thoa của không khí lạnh và nóng. Không khí nóng bốc lên mang theo hơi nước gặp luồng khí lạnh sẽ hình thành quá trình ngưng tụ và tạo thành những tinh thể băng, những tinh thể băng này khúc xạ ánh sáng theo một góc 22 độ và tạo nên hiện tượng quầng mặt trời.

Sở dĩ quần sáng có nhiều màu sắc giống cầu vồng là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua các cạnh của tinh thể băng mà mỗi canh của tinh thể băng lại phân tách ánh sáng theo tần số màu khác nhau tạo ra vầng sáng giống như vạch quang phổ.

Ngoài hình tròn mà chúng ta vẫn thường hay quan sát ra thì trên thực tế quầng mặt trời còn có nhiều hình dạng khác nhau như Quầng mặt trời 46 độ, Quầng sáng Elip...

Quầng mặt trời 46 độ
Quầng sáng Elip (Bottlinger)
Quầng sáng mặt trời ảo
Quầng sáng vòng cung tiếp tuyến
Quầng sáng hình cột trụ

Quầng mặt trời xuất hiện và duy trì trong khoảng 40 phút đến 2 giờ, mọi người chú ý khi quan sát hiện tượng này nên sử dụng kính râm để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím có thể gây hại cho mắt.

Chia sẻ

Theo

Nguyễn Long Kiên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất