Vòng quanh Thế giới

Nhìn ảnh chụp vệ tinh của NASA, ngỡ ngàng khi thấy mức độ tàn phá của con người đối với Trái đất

Vân Ngọc
Chia sẻ

Chỉ trong vòng từ 5 – 100 năm, Trái đất đã có những biến đổi ngỡ ngàng dưới sự ảnh hưởng của con người.

Những năm gần đây, chúng ta liên tục được nghe những cụm từ như nóng lên toàn cầu, hiệu ứng El Nino… Chưa bao giờ vấn đề bảo vệ môi trường được đẩy mạnh như hiện nay. Vậy nhưng nhiều người vẫn cứ nghĩ để cứu lấy môi trường, chúng ta phải làm những điều lớn lao, mà quên mất rằng những hành động dù nhỏ nhặt của mỗi người cũng có thể tạo nên sự ảnh hưởng lớn, ví dụ như vứt rác đúng chỗ, tắt điện khi không dùng, tiết kiệm nước…

Ảnh chụp hồ Oroville (California, Mỹ) từ tháng 7/2010 (trái) và tháng 8/2016 (phải). Chỉ trong vòng 6 năm, lòng hồ đã cạn khô gần hết.

Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa cung cấp một số hình ảnh chụp vệ tinh về một số địa điểm trên Trái đất và so sánh với một vài năm trước. Đáng bất ngờ là chỉ trong khoảng thời gian không quá dài, con người đã biến đổi những vùng đất đó theo chiều hướng khá tiêu cực. Đây là điều đáng buồn, cũng là hồi chuông cảnh báo tất cả chúng ta về vấn đề cứu nguy môi trường. Nếu tình hình cứ phát triển theo chiều hướng này, rất có thể đến đời con cháu chúng ta, Trái đất sẽ không còn là nơi thích hợp để sinh sống.

Cùng nhìn lại chùm ảnh đáng báo động của NASA:

Ảnh chụp sông băng Pedersen (Alaaska, Mỹ) vào mùa hè năm 1917 (trái) và mùa hè 2005 (phải). Lòng sông 100 năm trước giờ đã khô cạn và trở thành cánh đồng cỏ.

Chỉ trong 15 năm (từ 1999 đến 2014), hồ Powell ở Arizona, Mỹ đã khô cạn đi đáng kể.

Rừng Uruguay Forests từ tháng 3/1975 đến tháng 2/2009 đã giảm đi đáng kể: từ 900.000 hecta xuống còn 45.000 hecta.

Rừng Rondonia, Brazil từ tháng 6/1975 đến tháng 8/2009. Bạn thấy thế nào về sự thay đổi đáng sợ này?

Hồ Mar Chiquita ở Argentina. từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2011. Nhìn bằng mắt thường cũng thấy diện tích hồ chỉ còn một nữa trong 14 năm.

Sông băng Qori Kalis ở Peru từ tháng 7/1978 đến tháng 7/2011.

Dòng sông băng ở Alaska mất hàng ngàn năm hình thành. Nhưng chỉ sau 63 năm (từ 1941 đến 2004), nơi đây đã biến thành dòng sông bình thường.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước, chính quyền Libya đã cho xây một dòng sông nhân tạo. Hình ảnh vệ tinh năm 1987 (trái, khi dòng sông chưa khởi công) và năm 2010 (phải, khi công trình đã hoàn thành) cho thấy vùng đất này dần dần được phủ xanh. Đây quả là dấu hiệu đáng mừng.

Một trường hợp tương tự là dòng sông Dasht ở Pakistan. Ảnh so sánh từ tháng 8/1999 (trái) và tháng 6/2011 (phải) cho thấy vùng đất này đã được hưởng nhiều thành quả từ dòng sông đào này.

Hình ảnh đỉnh núi Matterhorn thuộc dãy Alps, giữa biên giới Thuyh Sỹ và Italia từ năm 1960 (trái) và tháng 8/20065 (phải). Lượng băng trên đỉnh núi đã giảm khá nhiều.

Sông băng Bear (Alaska) sau 100 năm: tháng 7/1909 (trái) và tháng 8/2005 (phải).

Tương tự: dòng sông băng McCarty (Alaska) từ tháng 7/1909 (trái) và tháng 8/2004 (phải).

undefined
Chia sẻ

Bài viết

Vân Ngọc

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất