Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Việt Nam có hai không gian nghệ thuật phá cách trong top 10 không gian này do Guardian bình chọn

Hai công trình Manzi (Hà Nội), và The Facoty (TP.HCM) đã vinh dự có mặt trong bảng xếp hạng 10 không gian nghệ thuật phá cách do Guardian bình chọn.

1. Bến xe cũ Hin, George Town, Penang, Malaysia

Khi bến xe cũ Hin khai mạc với cuộc triển lãm solo đầu tiên của nghệ sĩ đường phố Ernest Zacharevic vào năm 2014, ban tổ chức đã rất lo lắng về việc tìm thấy các ống tiêm bẩn ở đây cũng như tìm cách để thu hút những người yêu nghệ thuật ở Penang đến một địa điểm dường như đã bị lãng quên trong thị trấn George.

Nhưng họ không cần phải lo lắng: có 3.000 người đã tới dự sự kiện trong 2 ngày. Hin đang được nâng cấp để trở thành một địa điểm đặc trưng của thị trấn, là nơi quảng bá cho các chương trình của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, các hội thảo, các bộ phim nghệ thuật hàng tuần và là nơi tổ chức các phiên chợ náo nhiệt vào ngày chủ nhật.

Ngoài ra, ở đây còn có một quán ăn chay, một trang trại và một phòng tập yoga.

2. 98B COLLABoratory, Manila, Philippines

Năm 2012, khi tòa nhà 98B được xây dựng theo theo kiến trúc Art Deco (một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung bắt nguồn từ Paris vào thập niên 1920) với tên gốc là Perez-Samanillo, đã từng là tòa nhà cao nhất ở Manila, các nghệ sĩ đã không nhận ra rằng nó đang dẫn đầu cho một sự bùng nổ sáng tạo.

Khu mua sắm Escolta thanh lịch tuy đã bị xuống cấp nghiêm trọng kể từ Thế chiến II, nhưng khu vực cửa hàng bách hóa nổi tiếng Berg giờ đây là nơi tập trung của những dự án, công trình nghệ thuật sáng tạo.

Trên tầng lửng, 98B thường tổ chức các cuộc triển lãm, buổi công chiếu, hội thảo và những bữa tiệc độc đáo. Ở đây còn có một bảo tàng lịch sử nhỏ và một khu “vườn ươm nghệ sĩ”, nơi các nghệ nhân, nghệ sĩ từ mọi tầng lớp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của họ.

3. Ne’-Na, Chiang Mai, Thái Lan

Ne'-Na (phát âm giống như Nina) cung cấp một không gian ở Chiang Mai cho các nghệ sỹ cư ngụ, bao gồm cả phòng sáng tác, phòng sinh hoạt, phòng triển lãm và nhiều địa điểm phục vụ sáng tác và nghệ thuật khác. Ne'-Na còn chiếm một khu vực ở bảo tàng nghệ thuật Monfai gần trung tâm hơn, trong khi khu Mae Rim cách trung tâm khoảng 20 km là một khu vực ngoại ô xanh mát, yên tĩnh.

Ne'-Na, có nghĩa là “ở đây” trong tiếng Thái, được lập ra bởi sự hợp tác giữa các nghệ sĩ Thái Lan và Thụy Điển vào năm 1998, nhằm thúc đẩy việc trao đổi giữa các nền văn hoá và truyền thông.

Các nhà làm phim, biên đạo múa, nhiếp ảnh gia, nhà soạn nhạc và nhiều nhiều nhà nghệ thuật khác đã tìm thấy nguồn cảm hứng ở đây, vùng đất được coi là “Hoa hồng phương Bắc” của Thái Lan trong nhiều năm.

4. Manzi, Hà Nội, Việt Nam

Manzi đã theo bước sân khấu nghệ thuật Hà Nội từ năm 2012. Tên gọi Manzi xuất phát từ cách phát âm của người miền bắc Việt Nam, chỉ sự hoang dã, man rợ hay tự do.

Ngụ tại biệt thự theo kiến trúc thuộc địa thanh lịch, được xây dựng trong những năm 1920, mang đến một sự tương phản mạnh mẽ với phong cách nghệ thuật đương đại. Tầng một của Manzi là nơi lý tưởng cho mọi người đến vừa làm việc, trò chuyện vừa ngắm các tác phẩm nghệ thuật đương đại từ tranh, ảnh đến điêu khắc.

Đối với những người yêu thích nghệ thuật, đây là địa điểm lý tưởng cho các cuộc hội đàm về nghệ thuật và xã hội, tổ chức hội thảo, vừa có thể tham quan, tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

5. Romcheick Pram, Battambang, Campuchia

Khởi đầu vào năm 2011 là bốn căn chòi đơn giản để tạo cho các nghệ sĩ địa phương một mái nhà và không gian sáng tác, nay đã trở thành một khu trưng bày nổi bật về các tác phẩm nghệ thuật thị giác ở thành phố Battambang - được coi là thủ phủ của nghệ thuật đương đại ở Campuchia.

Ngày nay, Romcheick vẫn còn là nơi cư trú của một số nghệ sỹ và việc trưng bày, quảng bá các tác phẩm của họ ở trong và ngoài nước cũng mang lại sự hỗ trợ cho trung tâm.

Ở một đất nước đã từng là nơi không có ai không bị ảnh hưởng bởi bạo lực và bóc lột, một họa sỹ như Hour Seyha đã xây dựng một nền tảng để giới nghệ thuật ở đây có thể vẽ ra những câu chuyện mới. Dự án kế tiếp của Romcheick: một viện bảo tàng trường tồn về nghệ thuật hiện đại sẽ được ra mắt vào năm 2018.

6. The Substation, Singapore

Toà nhà này từng là một trạm biến áp điện. Từ năm 1990, tòa nhà được đổi tên và trở thành địa điểm để tổ chức các cuộc triển lãm và biểu diễn, biến nó trở thành “ông tổ” của các không gian nghệ thuật phá cách trong thành phố.

Nhà hát 108 chỗ ngồi thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc đọc thơ, chiếu phim,… Cách trang trí với các tác phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn nhỏ nhưng đặc sắc có thể xuất hiện ở mọi nơi trong tòa nhà - từ trên mái nhà, hành lang đến cửa sập, tầng hầm.

Quán cà phê Timbre cũng thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn thu hút mọi người có đam mê về nghệ thuật. Ngoài ra còn có các phòng hội nghị ở tầng trên cung cấp cho tất cả mọi người có niềm yêu thích đối với nghệ thuật một nơi để trau dồi tài năng, ý tưởng sáng tạo của họ.

7. Myanm/art, Yangon, Myanmar

Trước khi trở thành tòa nhà Myanm/Art vào tháng 4 năm 2016, toà nhà theo kiến trúc thực dân 100 năm tuổi này là nơi một gia đình người Hoa-Miến Điện sinh sống.

Ngày nay, tòa nhà trở thành nơi trưng bày từ các tác phẩm nghệ thuật bình dân tới các bức tranh sơn dầu của Aung Myint, cha đẻ của nền nghệ thuật hiện đại ở Myanmar. Các tác phẩm của ông cũng được đặt tại bảo tàng Guggenheim, New York.

Các tác phẩm được trưng bày chắc chắn không phải là những bức tranh du lịch bình thường miêu tả các ngôi chùa hay nhà sư mà Myanm/Art là nơi mà các nghệ sỹ địa phương trẻ và có tiềm năng tự do khám phá. Cuộc gặp gỡ giữa các nghệ sỹ, phòng đọc sách, nơi ra mắt các tác phẩm, Trung tâm Tài nguyên Nghệ thuật Myanmar,… được tổ chức ở đây, có thể khiến du khách mở rộng tầm mắt.

Vượt qua giới hạn của những bức tường, Myanm/Art còn là nơi cung cấp các tour du lịch để khám phá nhiều nét đẹp trong khung cảnh nghệ thuật của Yangon.

8. Cemeti - Viện Nghệ thuật và Xã hôi, Yogyakarta, Indonesia

Nền nghệ thuật đương đại lâu đời nhất ở Indonesia, ở tỉnh Yogyakarta trên đảo Java, đã có lịch sử 30 năm và ngày càng được đổi mới. Tòa nhà trở thành của Viện Nghệ thuật và Xã hội năm 1999, đã từng nhận được nhiều lời khen ngợi và giải thưởng về cấu trúc tự nhiên của nó.

Năm nay nhóm thiết kế người Hà Lan Collective Duo đã thiết kế lại không gian của tòa nhà, theo cách độc đáo và phá cách hơn nhưng vẫn mang có những nét đặc trưng của Indonesia. Cemeti có nghĩa là roi - tượng trưng cho một mong muốn thúc đẩy nghệ thuật - và nó sẽ tiếp tục mục đích sử dụng vai trò của nghệ thuật vào việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng.

9. N22, Bangkok, Thailand

Vào năm 2015, 3 nhân vật: Tentacles Gallery, Gallery Ver và nghệ sĩ Be Takerng Pattanopas đã xây dựng một không gian nghệ thuật độc đáo từ một nhà kho chứa gỗ cũ kỹ ở giữa Bangkok. Năm nghệ sĩ khác đã tham gia vào nhóm, mỗi người trong số họ thực hiện các dự án riêng của mình, thể hiện phong cách nghệ thuật tự do, nhưng cùng có sự nhấn mạnh về xây dựng nghệ thuật góc cạnh.

10. Trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tên gọi có thể khiến bạn nghĩ rằng nơi đây trước kia có thể là một nhà máy hay khu công nghiệp, nhưng thực ra nơi đây được xây dựng để trở thành không gian nghệ thuật đương đại đầu tiên của Việt Nam.

Với hơn 500 mét vuông cho các cuộc triển lãm công cộng, nhiệm vụ của nó là giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật thực nghiệm và các nghệ sĩ mới nổi. Các ghi chú về nghệ sĩ và tác phẩm được trình bày tỉ mỉ và những người môi giới nghệ thuật được đào tạo để giới thiệu về các tác phẩm cho du khách.

Ngoài ra, nơi đây còn có quán cà phê, quầy bar và nhà hàng phục vụ các nguyên liệu địa phương có nguồn gốc hữu cơ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Guardian

Được quan tâm

Tin mới nhất
Bài toán '7.5-2.5=5' bị gạch sai, mẹ hùng hổ đi kiện rồi lại muối mặt xin lỗi cô giáo
Hiểu lầm về Hoa hậu Kỳ Duyên