Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Tháp chuông Đức Bà Paris: 442- Con số ẩn chứa nhiều câu chuyện

Quỳnh Hương (từ Paris) Theo dõi Saostar trên google news

Tháp chuông nhà thờ Đức Bà Paris là cả một kho tàng chuyện kể qua thời gian, vết hằn lịch sử của mối tình chàng Gù và nàng Esméralda mà đại văn hào Victor Hugo khắc hoạ cho riêng mình và nay là cho cả thế giới.

Nhà Thờ Một Chiều Mùa Hè

Hầu như mỗi thành phố của nước Pháp đều có một nhà thờ tên là Notre-Dame (Đức Bà). Notre-Dame de Paris không phải là nhà thờ lớn nhất nước Pháp, nhưng chắc chắn nó được thế giới biết đến nhiều nhất. Notre-Dame de Paris là một kiệt tác kiến trúc theo trường phái Gothique. Năm 1163, giám mục Maurice de Sully đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ, bắt đầu một dự án táo bạo kéo dài đến gần 200 năm, cộng thêm rất nhiều thay đổi, tu sửa trong những thế kỷ về sau.

Để trải nghiệm điều này bạn cần bắt đầu từ Quảng trường Parvis, từ đây bạn nhìn thấy mặt tiền lớn ở hướng tây, nổi tiếng với ba cửa ra vào được chạm khắc tinh xảo về những câu chuyện của tôn giáo, từ những cánh cổng đó, những bí ẩn của hàng trăm năm lịch sử được mở ra trước mắt, với thánh đường trang nghiêm uy nhiêm, với bí ẩn về bức tượng mất đầu ở nhà thờ, ba cửa sổ bằng kính màu cổ kính, trong đó cửa sổ hướng bắc có niên đại từ thế kỷ 13, và chiếc Đại Phong cầm đầy ấn tượng.

Nhà thờ không tính phí vào cổng tham quan nhưng khách phải trả phí để ngắm tháp Đức Bà nổi tiếng thế giới. Đây không chỉ là báu vật lịch sử mà còn nổi tiếng vì mối liên hệ với cuốn tiểu thuyết kinh điển của Victor Hugo, Thằng gù Nhà thờ Đức Bà. Chuyến tham quan 50 phút sẽ đưa du khách qua các cấu trúc trên cao của mặt tiền phía tây để nhìn kỹ hơn các miệng máng xối và chuông khổng lồ, nặng hơn 13 tấn.

“La stryge”, Sinh vật kỳ lạ không có thật

Điểm cao nhất của Notre-Dame de Paris là 96m, nhưng nếu chỉ tính tới đỉnh tháp chuông thì là 69m. Tổng cộng có 422 bậc thang. Leo đến bậc thang thứ 387, sẽ tới đượcban công nơi nhà thờ được tách làm hai tòa tháp bắc và nam. Từ vị trí này có thể thoải mái quan sát những bức tượng chimère. Chimère là quái thú không có thật, lai tạp giữa các loài thú, hoặc đôi khi là nửa người nửa thú.

Những bức tượng chimère được đặt trên các góc của lan can nhà thờ, chỉ để trang trí hoặc có thể mang ý nghĩa tôn giáo nào đấy. Nổi tiếng nhất trong số các bức tượng chimère ở đây có lẽ phải kể đến “la stryge”, sinh vật với đôi cánh của loài chim trên lưng, nhưng lại có cánh tay con người; đôi bàn tay đang chống cằm và mắt nhìn xa xăm như đang mải mê chiêm ngưỡng Paris, dõi theo sự đổi thay từng ngày, từng giờ của thủ đô hoa lệ. Paris hoa lệ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo.

Cảm giác một lần được đứng tại Tháp Chuông, phóng tầm mắt ra khắp thành phố Paris, nơi có dòng sông Seine êm đềm chảy, dòng người hối hả ngược xuôi như những đàn kiến nhỏ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng Paris một cách rất đặc biệt.

Bên dưới nhà thờ là một lớp công trình ngầm. Dưới chân Nhà thờ Đức Bà hơn 260 foot (79 mét) là một Hầm mộ Khảo cổ kỳ lạ. Hầm mộ có chứa các hiện vật thú vị từ thời Gallo-Roman, bao gồm dấu tích cổ đại của một ngôi nhà từ thời Lutèce, tên gọi của Paris trong giai đoạn La Mã. Hầm mộ mở cửa hàng ngày, trừ Thứ Hai và các ngày nghỉ chung.

Đã từ lâu rồi, cái tên Paris như hiện thân của một thiên đường với tất cả những gì lộng lẫy và kiêu sa nhất nhưng cũng rất đỗi bình yên với niềm tự hào của dân Pháp về một nhà thờ cổ kính, ưu nghiêm, mang trong mình câu chuyện tình của chàng Gù và nàng du mục với những câu hát thổn thức mãi không thôi :
Khi tôi đến, tôi không có gì cả
Khi tôi đi, tôi vẫn không có gì
Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian
Từ hư không đến, và tôi sẽ trở về với hư không
(Cát bụi trở về với cát bụi- Dust to dust hay Ash to ash).

Nhà thờ mở cửa Thứ 2- thứ 6 : 9h30 - 18h00; Thứ 7, chủ nhật : 9h00- 18h00.

Để lên được tháp chuông, du khách phải xếp hang từ 30-45 phút tuỳ vào lượng du khách đổ về.

Giá vé là 10 Euro, sinh viên khoảng 4 Euro.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Quỳnh Hương (từ Paris)

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất