Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Loại thức uống không thể thiếu trong năm mới của người Nhật

Thức uống này mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe dồi dào trong năm mới.

Vào ngày đầu năm mới, người Nhật Bản thường sẽ ăn hoặc uống những món mang ý nghĩa may mắn cũng như cầu chúc sức khỏe, thuận lợi trong cuộc sống. Trong số đó, có một loại thức uống đã trở thành một phần không thể thiếu, là một loại rượu có tên Toso.

Được biết, đây là một loại rượu có nguyên liệu làm từ một số loại thảo dược. Ký tự Kanji (Hán tự) của từ Toso có 2 ý nghĩa là “linh hồn ma quỷ” và “tàn sát”. Do đó, người Nhật quan niệm, nếu uống rượu Toso sẽ tượng trưng cho việc tiêu diệt cái ác, mang lại sự bình yên và sức khỏe cho người dân.

Xem thêm: MC Đan Lê chia sẻ công thức làm món bún bò Nam Bộ

Loại thức uống không thể thiếu trong năm mới của người Nhật Ảnh 1
Rượu Toso là loại thức uống không thể thiếu trong năm mới của người Nhật.

Không chỉ cái tên mang ý nghĩa mà những thành phần thảo dược của loại rượu này còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, nóng trong người, nâng cao sức đề kháng.

Theo quan niệm dân gian, nếu một người uống rượu Toso sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi bệnh tật, nếu cả gia đình cùng uống sẽ bảo vệ được cả làng. 

Loại thức uống không thể thiếu trong năm mới của người Nhật Ảnh 2
Vào ngày đầu năm mới, rượu Toso sẽ được rót vào 3 chiếc chén xếp chồng từ lớn đến bé, nó được rót từ một cái ấm trà sơn màu đặc biệt.

Lý do khiến rượu toso trở thành một phần không thể thiếu trong năm mới của người Nhật là nhờ các hiệu thuốc.

Không rõ chính xác vào thời gian nào nhưng những người bán thuốc bắt đầu gửi tặng cho các khách hàng của mình rượu toso dưới dạng o-seibo (một món quà cuối năm) để cầu chúc sức khỏe dồi dào trong năm mới. Phong tục này vẫn còn thông dụng ở nhiều nơi cho tới 30 năm trước.

Loại thức uống không thể thiếu trong năm mới của người Nhật Ảnh 3
Toso được cho xuất hiện trong thời kỳ Heian (thế kỷ thứ 9), lần đầu tiên được công nhận bởi Hoàng đế Saga (vị Hoàng đế thứ 52 của Nhật Bản).

Xem thêm: Giật mình khi chị em rửa rau bằng xà phòng, sự thật khiến nhiều người ngạc nhiên

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Gia Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất