Để có những bông hoa ban tươi, ngon chế biến món ăn hàng ngày, người phụ nữ Thái ở Sơn La phải thức dậy từ khi mặt trời còn chưa ló dạng.
Người dân lên rừng và hái những bông hoa còn đọng hạt sương.
Mỗi bông hoa đều được lựa chọn kỹ càng, đủ để chế biến từ 3 - 5 món ăn chính và vài món phụ trong mâm cơm của người dân tộc Thái.
Hoa ban sau khi hái về được rửa sạch nhẹ nhàng.
Người đầu bếp phải đảm bảo cánh hoa không nhàu nát.
Hoa ban khi được chế biến, kết hợp với măng đắng, rau rừng...
Món ăn có sự kết hợp với các loại gia vị bản địa như mắc khén, tỏi, ớt, sả và các loại rau thơm…
Các nguyên liệu trộn vào nhau, tạo ra những món ăn có hương vị đặc trưng riêng.
Để nấu được những món ăn từ hoa ban, người chế biến phải có sự tinh tế và khéo léo.
Việc cho gia vị, hay trần qua nước nóng đều cần ở mức độ vừa đủ nếu không sẽ làm mất đi hương vị của hoa ban.
Hoa ban có thể dùng để chế biến ra nhiều món ăn đặc sắc, nhưcác món xào, nướng, nộm hoặc nấu canh.
Món nộm và món nướng là 2 món chính được đồng bào người dân tộc Thái và du khách ưa thích.
Món ăn này vẫn giữ được hương vị hơi chát mà thanh ngọt của hoa ban.
Món ăn chế biến từ hoa ban đã thành đặc sản, được dọn lên mâm cùng với chén rượu nồng. Hương vị thanh ngọt, mùi thơm của hoa ban trong từng món ăn đã để lại ấn tượng khó quên với mỗi du khách khi thưởng thức.
Từ những bông hoa ban trắng, ngọt ngào, quyến rũ, dưới đôi bàn tay khéo léo, chế biến công phu của người phụ nữ dân tộc Thái đã tạo ra những món ăn đặc trưng, độc đáo của núi rừng Tây Bắc.
Những món ăn từ hoa ban góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc và mời gọi du khách đến với Sơn La./.