Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Kho báu chưa được khám phá ở Hawaii

Theo Dân Việt Theo dõi Saostar trên google news

Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea thuộc quần đảo Hawaii hiện là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Papahānaumokuākea là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới hiện nay.

Papahānaumokuākea là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới hiện nay.

Shad Kane, nghệ nhân làm lông vũ trên quần đảo Hawaii, đã nhận được để nghị tái tạo cặp kāhili cổ (cây phất trần bằng lông vũ được dùng làm biểu tượng của các hoàng tộc trên quần đảo Hawaii). Để kiếm nguyên liệu, ông và các đồng nghiệp phải tới hòn đảo nhỏ Midway ở giữa Thái Bình Dương.

Hòn đảo Midway nằm trong Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea, cách trung tâm quần đảo Hawaii 2.100 km về phía Tây Bắc. Ngày 26.8.2016, Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định mở rộng khu bảo tồn này từ 362.000 km2 lên hơn 1,5 triệu km2, gấp hai lần diện tích bang Texas. Đây cũng được coi là thiên đường đối với những người làm lông vũ như ông Kane.

Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định mở rộng Khu bảo tồn Papahānaumokuākea từ 362.000 km2 lên hơn 1,5 triệu km2.

Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định mở rộng Khu bảo tồn Papahānaumokuākea từ 362.000 km2 lên hơn 1,5 triệu km2.

Ông Kane ban đầu được yêu cầu vệ sinh hai cây phất trần bằng lông vũ từng thuộc về Nữ hoàng Liliuokalani, cai trị Hawaii cho đến năm 1893. Chúng được trang trí bằng hàng nghìn chiếc lông hải âu biển trắng, lông đen từ chim chiến và lông đuôi của chim Phaethon.

Nhưng lông vũ trên cây phất trần quá cũ và bị hư hại ngay khi ông Kane bắt đầu công việc theo yêu cầu. Sau đó, nghệ nhân này đã đồng ý tái tạo hai chiếc kāhili mới, sử dụng phương pháp truyền thống và vật liệu lông chim giống như cũ.

“Những con chim bay cao nhất và xa nhất được coi là có sức mạnh linh thiêng nhất”, ông Kane giải thích. “Nghệ nhân lông vũ cổ xưa cũng thường làm kāhili từ lông chim rừng trên quần đảo đảo Hawaii, nhưng chúng dành cho các thủ lĩnh cấp thấp hơn. Trong khi đó, lông chim biển di cư được sử dụng để làm kāhili cho những thủ lĩnh cấp cao nhất”.

Ông Kane đầu tiên cố gắng thu thập lông chim tại những khu chim biển làm tổ trên các đảo chính ở Hawaii như đỉnh núi O‘ahu và Kīlauea trên đảo Kaua‘i. Nhưng đó là công việc vô ích vì chim hải âu rất hiếm khi ở trên các hòn đảo chính. Chúng thường làm tổ trên dãy đảo san hô và đảo nhỏ trong Khu bảo tồn hải dương Papahānaumokuākea.

Vì vậy, nghệ nhân Kane và 4 đồng nghiệp khác đã quyết định tới hòn đảo Midway thuộc khu bảo tồn hải dương Papahānaumokuākea. Rất ít người có cơ hội tới thăm khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới này vì chỉ một vài nhà nghiên cứu được phép tới đây.

Đảo Midway nằm trong Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea.

Đảo Midway nằm trong Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea.

“Tên của khu bảo tồn hải dương là cả một câu chuyện”, Sol Kaho‘ohalala, một người dân Hawaii giúp chọn tên cho khu bảo tồn này khi nó được thành lập vào năm 2006. “Tên của nó được ghép bởi nhiều từ khác nhau. Papa là mẹ trái đất của người Hawaii, Hanāu nghĩa là sinh nở, moku là đảo và ākea là cha của bầu trời”.

Theo thiên văn học của người Hawaii cổ đại, trái đất, bầu trời, thời gian và vũ trụ kết hợp với nhau để tạo ra sự sống đầu tiên là sinh

vật đơn bào san hô, rồi tiến hóa thành mọi dạng sống. Người Hawaii coi san hô là tổ tiên sớm nhất của họ.

Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea là nơi sinh sống của nhiều loài san hô quý hiếm, rùa biển, hải cẩu, cá mập và nhiều loài sinh vật đặc hữu chưa được phát hiện. Nhưng cuộc khám phá biển sâu gần đây đã tìm ra san hô đen 4.500 năm tuổi (sinh vật sống lâu đời nhất trên trái đất) và loài bạch tuộc giống như ma được đặt tên là Casper.

Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea có hệ sinh thái rất đa dạng.

Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea có hệ sinh thái rất đa dạng.

“Chúng tôi tới đó vào tháng 8, thời điểm cuối của mùa sinh sản, nên phần lớn những con chim non đã đủ lông đủ cảnh. Nhưng chúng tôi vẫn có cơ hội được chiêm ngưỡng rất nhiều chim ở đây”, Kane nói. “Chúng không hề sợ khi chúng tôi tới gần”.

Ông Kane cảm thấy buồn khi chứng kiến rất nhiều chim non chết tại đây. Một phần nguyên nhân là do chim bố mẹ nhầm túi ni lông trên biển là thức ăn và mang về cho con của chúng ăn. Ông và các đồng nghiệp đã tìm nhặt những con chim hải âu chết để lấy lông.

Sau khoảng 4 ngày, ông Kane đã lấy đủ lông chim và đựng trong 5 chiếc hộp lớn để mang về nhà. Khi trở về xưởng của mình, ông kiên trì đính hơn 24.000 chiếc lông chim lên hai cây phất trần dài 4,8 m. Mỗi cây cần từ 6 đến 8 tuần để hoàn thành.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Dân Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất