Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Cổ Thạch Tự , có phải đây là cảnh bồng lai?

Giới săn ảnh chắc cũng không xa lạ địa danh Cổ Thạch Tự, một trong những danh thắng nổi tiếng ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Cổ Thạch Tự có nghĩa là “chùa đá xưa”, hay còn có tên gọi dân dã là “chùa Hang”. Vì chùa được xây trong một hang đá lớn, do thiền sư Bảo Tạng lập vào khoảng thế kỷ XIX. Cổ Thạch Tự mang một vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, gối đầu trên vùng đồi núi với hàng ngàn phiến đá và hang động muôn màu đa dạng vô cùng huyền bí.

Vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ của thiên nhiên xung quanh Cổ Thạch Tự.

Ngay từ lối vào chùa là hình ảnh “tứ linh” rất đặc trưng trong kiến trúc tôn giáo với hình ảnh đôi rồng uốn lượn. Bên phải chiếc cầu gần cổng Tam Quan là bức tượng hình Hổ ngồi và bên trái là tượng Voi nằm và bức tượng con cá Kình bằng đá tự nhiên theo mà theo Kinh của Phật gọi là con “ma kiệt”, một loài thủy quái được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ở biển khơi.

Tượng voi và hổ trấn giữ hai bên, trước lối vào cổng Tam Quan của chùa Cổ Thạch Tự.

Tượng Phật Thích Ca nằm niết bàn trong khuôn viên Cổ Thạch Tự.

Khung cảnh chùa tôn nghiêm tạo cho ta cảm giác như đang ở một chốn linh thiêng và ngoài kia cảnh chùa với dãy đá bảy màu, biển hoang sơ trong vắt như thấy đáy biển, rong rêu phủ đá với làn khói sương mờ vào lúc bình minh thì con người dễ thốt lên rằng “Đây chẳng phải là chốn bồng lai sao?”

Ngắm bình minh trên biển từ chùa Cổ Thạch Tự.

Bãi đá bảy màu xinh đẹp của biển Cổ Thạch.

Vì vậy mà ở đây cũng lưu truyền một truyền thuyết dân gian, ngày xưa - xưa lắm, vào những đêm trăng rằm, tại nơi bãi tắm hoang vu này đã từng có nhiều Tiên nga xuống trần tắm gội, nô đùa. Sau đó, các nàng tiên ấy bay đến cái giếng ở phía dưới chân chùa Cổ Thạch để uống nước, ca hát. Đến gần sáng, các nàng Tiên lại bay trở về trời. Dấu chân của các nàng in lại bên giếng nên mọi người gọi là Giếng Tiên và được kể lại cho con cháu lưu truyền cho đến hôm nay.

Khách đến thăm viếng chùa Hang quanh năm nhưng có lẽ trung tuần tháng 3 là tháng đông nhiếp ảnh khắp nơi đổ về đây nhất. Bởi các nhiếp ảnh đều muốn săn được cảnh tượng kỳ thú nhất khi toàn bộ đá được bao phủ một lớp rêu xanh thật đẹp và độc nhất vô nhị ở đây. Vào mùa này, từ lúc sáng sớm đã nhộn nhjp, bạn chỉ cần ngủ dậy trễ 5 phút thôi là không có chỗ đặt máy chụp hình rồi.

Quan cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng của Cổ Thạch vào tháng 3.

Vách đá phủ đầy rêu xanh bên màn sương trắng xóa của biển cả.

Vũ khúc đá và sóng biển, tạo nên khung cảnh huyền ảo tựa cảnh bồng lai tại Cổ Thạch.

Hiện nay Cổ Thạch Tự là nơi dừng chân lý tưởng của nhiều du khách yêu sự tôn nghiêm của chùa, và sự hoang sơ mà đẹp đến nao lòng của cảnh biển nơi đây. Dịch vụ du lich ở đây cũng khá đầy đủ như khách sạn và quán ăn chỉ cách Cổ Thạch Tự 5 phút đi bộ.

Còn nếu bạn muốn ở lại qua đêm ngoài trời để ngắm trăng, nghe tiếng sóng biển vỗ, ngửi vị mặn của muối và hít bầu không khí trong lành thì hãy ở lại ngoài biển Cổ Thạch một đêm. Bạn có thể thuê lều và đốt lửa trại với giá khá mềm: 50.000 đồng/lần, và bên đống lửa hồng ấm áp, thưởng thức các món đặc sản của vùng biển nơi đây thì còn gì thú vị bằng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thu Triều

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual