Cho đến nay, nhiều chuyên gia tin rằng không thể khôi phục lại các rạn san hô sau khi nhiệt độ đáy biển tăng lên, nhưng hiện nay công nghệ mới đã làm dấy lên hy vọng rằng chúng có thể được cứu.
Trong một thử nghiệm gần đây, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc cấy ghép san hô mọc lên từ một vùng nước trong lành của Great Barrier Reef. Chỉ trong 8 tháng, cành san hô này đã phát triển thành cây san hô khỏe mạnh, dài đến 5 cm. Các nhà khoa học góp một vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu này. Họ đã thu thập các loại sợi và trứng san hô vào năm ngoái và phát triển thành ấu trùng trong bể. Khi giai đoạn này hoàn thành, họ tiến hành cấy ghép chúng vào một khu vực bị hư hại trải dài trên 100 m2 và bảo vệ nó bằng lưới rèm, sử dụng công nghệ để theo dõi sự phát triển.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình là lặp lại thí nghiệm trên diện tích lớn hơn; có lẽ lên đến vài kilômét và mặc dù không có gì bảo đảm nó sẽ hoạt động trên quy mô lớn hơn, thử nghiệm này rất đáng khích lệ và là một trong những tin tốt nhất mà kỳ quan thiên nhiên đã có trong nhiều năm qua.
Nhóm các nhà khoa học do Peter Harrison dẫn đầu đã bày tỏ hy vọng công nghệ này đại diện cho một chiến thắng lớn trong việc bảo vệ môi trường. “Sự thành công của nghiên cứu mới này không chỉ áp dụng cho rạn san hô Great Barrier Reef mà còn có ý nghĩa to lớn toàn cầu”, ông nói trong một phát biểu. “Nó cho thấy chúng ta có thể bắt đầu khôi phục và sửa chữa các quần đảo san hô bị phá hoại, nơi cung cấp ấu trùng san hô tự nhiên đã bị tổn thương”.
Sẽ không thiếu các khu vực muốn áp dụng quy mô lớn cho phương pháp “sinh sản san hô” này. Với tốc độ gia tăng hiện nay, các vùng biển ấm hơn ước tính phá hủy 90% rạn san hô trên thế giới vào năm 2050, gây ra sự tàn phá cho toàn bộ hệ sinh thái của thế giới cũng như ngành dược phẩm và du lịch. Bất kỳ sự cấy ghép san hô thành công nào cũng chỉ có thể cung cấp thêm thời gian để thế giới giảm phát thải và sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên cơ sở lâu dài, vì một thế giới tương lai bền vững.