Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Cả một nền văn hóa vẹn tròn trong chiếc sủi cảo Hà Tôn Quyền

Sủi cảo là một món ăn được nhiều người yêu thích. Chính bởi cái ngon ngọt của nước dùng cộng hưởng cùng cái tươi mát của nhân sủi cảo đã tạo nên sức hút thực sự đặc biệt của món ăn này. Ngoài ra thực khách còn "mê mệt" những miếng mực dày, màu sắc lạ mắt với vị giòn, mềm khó cưỡng.

Nhắc đến sủi cảo Sài thành, người ta nghĩ ngay đến đường Hà Tôn Quyền, cụ thể là khoảng từ số nhà 150 đến số nhà hơn 200. Trong nội khu này, hai bên đường dày đặc quán sủi cảo. Đến đây vào buổi tối, bạn sẽ chứng kiến số lượng khách “khủng” ra sao với hàng trăm chiếc xe máy phủ đầy các quán, các con hẻm gần đấy, tiếng người í ới, mời mọc, tiếng muỗng, nĩa leng keng…

Cái sự thanh mát của tôm thịt bên trong quyện cùng cái ngọt thanh của nước dùng đã khiến sủi cảo dễ dàng đi sâu vào lòng người Sài Gòn hơn vài thập kỉ cho đến nay.

Các quán ở đây đều kinh doanh 3 món chính là sủi cảo chạp, sủi cảo thập cẩm và sủi cảo chiên. Sủi cảo chạp còn gọi là sủi cảo không. Món ăn này có tên gọi như thế vì tô dọn cho khách chỉ có màu vàng óng mịn của sủi cảo, màu xanh của rau cải, của những bột tiêu đen mịn. Sủi cảo có vỏ là bột mì, trong là nhân thịt với tôm. Theo nhiều tài liệu thì sủi cảo là món biến thể của “vằn thắn”. Vằn thắn thường có nhân thịt, rau bắp cải, hành lá nhưng vằn thắn có nhân tôm gọi là sủi cảo. Sủi cảo luộc tới đâu bán tới đó vì sẽ không bị dính lại với nhau.

Viên sủi cảo được bọc bởi bột mì với nhân tôm thịt ở trong. Đây cũng là điều đặc sắc làm nên tên gọi sủi cảo thay vì gọi là hoành thánh.

Sủi cảo cùng 1 họ với vằn thánh mà trong Nam hay gọi trại đi là “hoành thánh”. Tên gọi này xuất phát từ âm Quảng Châu của chữ “vân thốn”, cũng có nghĩa là “nuốt mây” (do hình dáng của miếng hoành thánh chăng?). Còn tên gọi “sủi cảo” chỉ loại hoành thánh nhân tôm thì xuất phát từ phát âm “thủy giáo”.

Người ta thường dùng kèm sủi cảo với tương ngọt và sa tế để tăng thêm hương vị khi thưởng thức món ăn này.

Bạn là một thực khách khó tính hay là một tín đồ muốn thử những món cũ nhưng mang một hương vị mới? Sủi cảo thập cẩm chính là món hoàn toàn đáp ứng được mọi yêu cầu khó tính của bạn.

Sủi cảo thập cẩm ngon mắt, ngon miệng hơn với sự hiện diện của những nguyên liệu quen mà lạ.

Ngoài màu vàng óng của sủi cảo và màu xanh ngắt của cải ngọt thì trong đó còn có sự hiện diện của vài lát mực đỏ, vài viên cá viên tươi dong, dai mềm, miếng da heo ngồ ngộ mà không được người đi cùng tư vấn, có “vắt cạn óc”, bạn cũng không tài nào đoán được tên nguyên liệu.

Những miếng mực với độ dày, màu sắc lạ độc quyền của khu sủi cảo Hà Tôn Quyền.

Nhiều người lần đầu thưởng thức không khỏi ngạc nhiên với những thành phần lạ - những miếng màu trắng mỏng dẻo mềm. Đấy là da heo khô, được chiên giòn rồi hầm rục trong nước dùng, có vị béo, dai, mềm. Thú vị nhất là những miếng mực khá dày có màu nâu sậm, trông vừa giống tàu xí, vừa giống màu mực khô, cắn vào thì cho cái cảm giác giòn mềm. Không ít người phải thưởng thức đến lần thứ 2, thứ 3 mới nhận ra, để rồi tò mò không biết đầu bếp đã tẩm mực với loại gia vị nào, dược liệu gì mà có thể tạo nên sự khát biệt đó.

Sủi cảo chiên một dạng biến tấu khác của món sủi cảo nước thường ngày. Dùng kèm với tương ớt xí muội.

Nhiều người vào quán thường gọi sủi cảo chạp tuy nhiên nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị có thể gọi món sủi cảo chiên. Đây thực ra cũng là một món ngon trong menu Dim Sum của người Quảng Đông, có khác là cái thì hấp (Dim Sum), cái thì luộc lên để ăn với nước và cái thì chiên trực tiếp với dầu nóng.

Tuy nhiên, điều đặc biệt thu hút đại đa số khách đến dùng sủi cảo chính là nước dùng. Theo chia sẻ của một người bán, hầu hết quán, hàng trên đường Hà Tôn Quyền đều lấy chung một nguồn hàng (da heo, mực, sủi cảo), vì thế bí quyết cạnh tranh cũng chính là nêm nếm và chế biến nước dùng. Nước dùng ngon là nước dùng phải có vị ngọt thanh đạm, không dầu mỡ.

Mỗi quán đều dùng một loại nước dùng khác nhau. Vì vậy mỗi một quán sẽ mang một hương vị khác nhau không hòa lẫn vào đâu được.

Theo chị Xíu, chủ quán sủi cảo hẻm 191 Hà Tôn Quyền chia sẻ: “Quán do mẹ tôi mở và bán gần hơn 30 năm. Nhờ bí quyết chế biến riêng, lượng khách ổn định từ đó đến nay”. Mặc dù công thức nước dùng chỉ có một tuy nhiên để tạo nên thương hiệu sủi cảo thì mỗi quán có một loại nước dùng khác nhau, không lẫn vào đâu được.

Sủi cảo thập cẩm luôn là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn là người lần đầu tiên thử món ăn đặc sắc và độc đáo này.

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền hoạt động cả ngày, song nhộn nhịp nhất là từ 17-22h. Trong thời gian này, đến đây, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh nhộn nhịp của dòng người tấp nập đổ về, tiếng chào mời, tiếng gọi món, tiếng chén đĩa.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Seongdoo

Được quan tâm

Tin mới nhất