“Em và Trịnh” một bộ phim thuộc thể loại tiểu sử, một thể loại khá hiếm hoi trong làng phim việt hiện nay, bộ phim tái hiện lại cuộc đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cuộc gặp gỡ với các nàng thơ trong gần 30 năm cuộc đời.
Bộ phim được lấy bối cảnh ở Huế, Tp.HCM, Đà Lạt vào những năm 1960 đến 1990 và được xem là một điểm sáng của bộ phim, bởi những bối cảnh xuất hiện trong bộ phim “ Em Và Trịnh “ đều rất rất thơ mộng và hoài niệm, liệu bạn có nhận ra được bối cảnh ấn tượng nào trong phim không.
1. Chợ Bến Thành (khi Michiko đến Việt Nam)
Là một trong những công trình nổi tiếng nằm ở vị trí đắc địa nhất quận 1 được xây dựng sớm nhất ở TP.HCM và là một biểu tượng của thành phố, nơi đây là địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước lui tới.
Ban đầu chợ được xây dựng gần sông Sài Gòn, nằm kế các con kênh nhỏ nhằm tạo điều kiện cho tàu thuyền ra vào nhập và lấy hàng, đến năm 1912 được di dời đến gần ga xe lửa Mỹ Tho (bến xe Sài Gòn ngày nay).
Môi ngày khu chợ này tiếp gần 10.000 lượt khách du lịch lui tới, hầu như tất cả mọi du khách nước ngoài khi ghé thăm TP.HCM đều ghé qua khu chợ này để chụp hình và mua những món đồ lưu niệm.
2. Nhà vườn An Hiên, ngôi nhà nổi tiếng nhất xứ Huế (nhà của Bích Diễm và Giao Ánh)
Đây được xem là ngôi nhà đẹp nhất xứ Huế, được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 thuộc sở hữu của công chúa thứ 18 của vua Dục Đức, tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, phường Kim Long, thành phố Huế, ngôi nhà có mặt hướng thẳng ra dòng sông Hương Giang đầy thơ mộng.
Ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc xưa rất giản dị, các hoa văn rồng phượng được điêu khắc, chạm trổ vô cùng tinh xảo mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống của Á Đông, hiện nay vé vào tham quan nhà vườn An Viên là 35.000 VND cho mỗi du khách đến thăm quan.
3. Dốc Số 7 tại Đà lạt (địa điểm Michiko nhảy cùng Trịnh Công Sơn)
Cảnh quay này xuất hiện ở gần cuối phim, con dóc xuất hiện trong đoạn phim chính là dóc số 7 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt, đây là một trong những địa điểm nổi tiếng được rất nhiều các bạn trẻ ghé qua chụp hình và nó cũng xuất hiện ở rất nhiều MV ca nhạc khác.
Dù là trong phim hay ở hiện thực thì khung cảnh ở con dốc số 7 này vẫn rất bình yên, thoáng đãng, cảm giác khi đến đây là một tâm trạng buồn buồn, trầm mặc nhưng lại yên bình khó tả đến lạ thường đúng chuẩn phong cách của đà lạt xưa.
Bên canh ba địa điểm mà mình cảm thấy nổi bật nhất của Huế, TP.HCM, Đà lạt thì còn nhiều địa điểm khác cũng vô cùng nên thơ như là:
Cà phê Tùng (khu 6 hòa bình, đà lạt, nơi Trịnh Công Sơn trò chuyện cùng Khánh Ly tò chuyện).
Cầu trường tiền (Huế)
Bìa rừng Tà Năng (nơi trịnh công sơn dạy học).
Cầu phú cam (Huế, con đường Diễm đi học)
Cửa Hiền Nhơn (nằm ở phía đông của Hoàng Thành, nơi Trịnh Công Sơn cùng Diễm ăn kem).