Mặc dù nhiều fan vẫn phấn khích khi xem các idol yêu thích của họ biểu diễn trên các chương trình âm nhạc hàng tuần như là Music Bank, Inkigayo, Show Champion, Music Core,…. thế nhưng, thực tế là những chương trình này được cho là đang rơi vào khủng hoảng khi tỷ lệ người xem thấp kỷ lục: khoảng 3%. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao những show âm nhạc đang có rating thấp và phải tốn nhiều chi phí cho trang phục nhưng các nhóm nhạc vẫn tiếp tục xuất hiện?
Tác giả Yoo Sung Woon - chủ nhân của cuốn sách Girl Group Economics đã trả lời câu hỏi này về cách các nhóm nhạc nữ tiếp quản thị trường và cách họ điều khiển người tiêu dùng bằng cách sử dụng sự ‘limited’, mong muốn thu thập và lòng trung thành đối với idol yêu thích.
Really Bad Boy
Cho đến trước khi tác giả Yoo Sung Woon gặp gỡ các công ty chủ quản của các nhóm nhạc nữ, anh ấy vẫn nghĩ rằng mọi người đều thích xuất hiện trong các chương trình âm nhạc. Nhưng anh sớm nhận ra rằng nó không hề đơn giản và yếu tố lớn nhất là chi phí. Mỗi khi một nhóm xuất hiện trên sân khấu, họ sẽ tốn khoảng 10 triệu won (khoảng $ 8,868) cho các chi phí bao gồm bữa ăn, trang phục sân khấu, stylist và gas.
DDU-DU DDU-DU
Theo tác giả, các đạo diễn sản xuất của các chương trình âm nhạc không thích các nhóm nhạc mặc trang phục đã từng xuất hiện trong chương trình của họ để mặc cho một chương trình khác. Bởi vì điều này, mỗi thành viên cần phải có ít nhất bốn bộ trang phục sân khấu, có giá hàng trăm ngàn đến hàng triệu won. Trong trường hợp các nhóm nhạc nữ có nhiều thành viên Twice, số tiền trang phục sẽ là một khoản rất lớn. Đổi lại, các nhóm sẽ nhận được khoảng 200.000 won đến 500.000 Won.
Nhưng tiền không phải là vấn đề lớn nhất. Lý do một số nhóm nhạc do dự xuất hiện trên các chương trình âm nhạc là do tỷ lệ người xem thấp. Ví dụ đơn giản là việc Music Bank của đài KBS thường nằm dưới 1% trong tỷ lệ người xem của kênh. Mặc dù tỷ lệ người xem đã giảm, nhưng chi phí vẫn không giảm và phí xuất hiện gần như tương tự như 20 năm trước.
Một giám đốc của một công ty quản lý cho biết, nếu bạn biết cân chi thu nhập, thì tốt nhất là hãy đi đến một sự kiện địa phương hơn là đi xem TV. Nhưng có một lý do rõ ràng nói lên việc tại sao các nhóm này vẫn tiếp tục xuất hiện trên các chương trình âm nhạc này dù chi phí lớn.
Cụm từ Buffet Effect xuất hiện trong phần kinh doanh được sử dụng để mô tả sự gia tăng giá trị cổ phiếu chỉ vì Warren Buffet nói gì đó lạc quan hoặc đầu tư vào một cái gì đó. Buffet Effect có thể được sử dụng để nói sự xuất hiện của nhóm nhạc nữ trong các chương trình ca nhạc.
Theo một nguồn tin từ ngành công nghiệp âm nhạc, phí xuất hiện cho một sự kiện nhóm gấp ba đến bốn lần sau khi các nhóm này xuất hiện trên một chương trình âm nhạc. Một nguồn tin bị rò rỉ từ công ty quản lý nhóm nhạc nữ gồm 5 thành viên cho biết, trước đây nhóm chỉ nhận được khoảng 2 triệu đến 3 triệu won (khoảng $ 1,774 đến $ 2,661) mỗi sự kiện, nhưng ngay sau khi xuất hiện trên show âm nhạc, con số này đã tăng lên 10 triệu won (khoảng $ 8,869).
Có phải hiệu ứng Buffet Effect cũng áp dụng cho sự xuất hiện của chương trình âm nhạc? Mỗi công ty đều tuyên bố rằng việc giành vị trí thứ nhất trong một chương trình âm nhạc có tác động lớn hơn nhiều so với việc xuất hiện trên một chương trình âm nhạc. Đại diện một công ty giải thích, nếu bạn có được vị trí đầu tiên trong một chương trình ca nhạc, phí sự kiện sẽ tăng vọt gấp 10 lần.
Những người trong ngành công nghiệp âm nhạc coi trọng việc giành chiến thắng trên các chương trình âm nhạc không chỉ vì tiền mà điều này còn đóng góp cho phẩm giá của nhóm với tư cách là ca sĩ và là nhân tố quyết định trong sự nghiệp lâu dài.