Công Nghệ

Sự thật xấu xí sau quyết định không bán iPhone 12 kèm cục sạc, tai nghe của Apple

Thái Sơn - CTV
Chia sẻ

Các nhà phân tích cho rằng việc không bán kèm sạc và tai nghe kèm iPhone mang lại nhiều lợi ích cho Apple hơn là cho trái đất.

Quyết định không bán cục sạc và tai nghe kèm theo iPhone 12 mang lại nhiều lợi ích cho Apple nhưng khả năng nó mang lại lợi ích cho trái đất lại khó thấy. Rõ ràng, động thái trên sẽ mang lại cho Apple thêm doanh thu. Dù vậy, những lợi ích về môi trường lại có thể không hề được cải thiện vì quá nhiều người mua tai nghe và cục sạc bên ngoài, theo nhận định của The Verge.

Sự thật xấu xí sau quyết định không bán iPhone 12 kèm cục sạc, tai nghe của Apple Ảnh 1
Hộp đựng của iPhone 12 nhỏ hơn đáng kể do không còn cục sạc và tai nghe bên trong. Ảnh: Apple

Apple đưa ra quyết định nói trên trong sự kiện diễn ra vào ngày 13/10. Khác với những dòng iPhone trước đó, iPhone 12 chỉ có cáp sạc USB-C – Lightning bên trong hộp máy. Apple khẳng định việc không bán kèm cục sạc và tai nghe có thể giúp làm giảm hoạt động khai khoáng, đóng gói và giảm thưởng lượng khí thải CO2 trong môi trường do quá trình sản xuất hoặc vận chuyển sản phẩm. 

“Họ bán sản phầm này theo kiểu một hành động thân thiện với môi trường,” ông Angelo Zino, một nhà phân tích ngành công nghiệp cao cấp, chia sẻ. Dù vậy, nó cũng mang lại lợi nhuận cho Apple. “Rõ ràng, vấn đề lợi nhuận cũng ảnh hưởng nhiều đến quốc định này,” ông nói thêm.

Sự thật xấu xí sau quyết định không bán iPhone 12 kèm cục sạc, tai nghe của Apple Ảnh 2
Không chỉ iPhone 12, iPhone 11, iPhone XR và iPhone SE (2020) cũng không được bán kèm cục sạc và tai nghe. Ảnh chụp màn hình

Việc bổ sung thêm kết nối 5G vào điện thoại là lý do lớn khiến Apple phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất. iPhone 12 là dòng điện thoại đầu tiên của Apple cõ hỗ trợ công nghệ kết nối này. Vì thế, iPhone 12 có chi phí sản xuất cao hơn iPhone 11.

Ông Zino nói rằng linh kiện tần sóng radio trong iPhone 12 cao hơn từ 30% đến 35% so với những dòng điện thoại trước đó. “Apple phải tìm cách cắt giảm chi phí ở những lĩnh vực khác trên điện thoại của mình.”

Đồng quan điểm, Gene Munster, một đối tác của công ty đầu tư Loup Ventures, nhận định đây là cách để Apple duy trì biên lợi nhuận với điện thoại  của mình. Theo đó, nếu người dùng quyết định mua AirPods kèm theo iPhone 12 bởi họ chưa có tai nghe không dây, đây sẽ là một chiếc thắng lớn dành cho Apple chứ không phải dành cho trái đất. 

Sự thật xấu xí sau quyết định không bán iPhone 12 kèm cục sạc, tai nghe của Apple Ảnh 3
Ảnh: Apple

Nếu Apple bán được số lượng iPhone tương đương những gì hãng này làm được trong năm 2018 – khoảng 217 triệu máy – và chỉ 5% trong số này quyết định mua AirPods. Apple có thể sẽ nhận được thêm lợi nhuận ròng tới 700 triệu USD, theo Munster.

Vấn đề là mua tai nghe và cục sạc riêng đồng nghĩa với nhiều rác thải đóng hộp và khí thải hơn. Lượng khí thải CO2 của Apple có thể sẽ tăng lên từ đó hoặc Apple có thể chuyển lượng khí thải CO2 này đến các công ty bên thứ ba khi người dùng mua phụ kiện của một nhà sản xuất khác. Nhìn chung, nó không làm giảm khí thải, nó chỉ lan rộng lượng khí thải sang các công ty khác nhau.

Đây không phải vấn đề duy nhất. Apple nói rằng hộp máy nhỏ hơn cho phép hãng xếp được nhiều hơn 70% số lượng máy trong cùng một kiện hàng. Điều này đồng nghĩa với việc Apple có thể sử dụng ít chuyến giao hàng hơn, song thực tế có thể rất khác.

Apple xếp được nhiều iPhone hơn trong một kiện hàng không đồng nghĩa với việc tất cả kiện hàng đều được lấp đầy. “Chuyển máy tới cửa hàng phụ thuộc vào nhu cầu,” Sara Behdad, một giáo sư khoa học môi trường ở Đại học Florida, nhận định.

Chia sẻ

Bài viết

Thái Sơn - CTV

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất