Vòng quanh Thế giới

Người dì ruột tiết lộ về thời thanh niên ‘thiếu kiềm chế' của Kim Jong-un

Chia sẻ

“Cậu ấy khá nóng tính và thiếu khoan dung. Khi bị mẹ phê bình chơi nhiều hơn học, Kim Jong-un sẽ không cãi lại mà phản ứng theo một cách khác, ví dụ như nhịn ăn để phản đối", dì ruột của ông Kim Jong-un kể lại.

18 năm trước, Ko Yong Suk, người dì của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết định rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống khác ở nước Mỹ xa lạ.

Sau gần hai chục năm lưu lạc nơi đất khách quê người, hiện tại bà Ko đã có một cuộc sống ổn định với người chồng cùng ba người con trong một căn nhà nhỏ 2 tầng tại một thành phố của đất nước mà cháu trai bà từng dọa sẽ san bằng bom nhiệt hạch.

Hình ảnh người dì của Kim Jong-un cùng chồng tại Mỹ

Hình ảnh người dì của Kim Jong-un cùng chồng tại quảng trường New York, Mỹ

“Những người bạn ở đây vẫn thường nói với tôi rằng, tôi thật may mắn khi có được mọi thứ.”, bà Ko chia sẻ về cuộc sống hiện tại với tờ Washington Post và yêu cầu tờ báo Mỹ không công bố nơi mình đang sống, cũng như danh tính của họ ở Mỹ để bảo vệ cuộc sống bình thường ở nơi xứ người.

Bà Ko là em gái của bà Ko Yong Hui, một trong những người vợ của cố chủ tịch Kim Jong Il và mẹ của Kim Jong-un. Bà cũng là người có quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện tại và từng chăm sóc Kim thời gian ông học ở Thụy Sĩ.

Nhưng cho đến năm 1998, khi Kim Jong-un 14 tuổi, không chịu nổi cuộc sống tù túng ở Bình Nhưỡng, bà Ko cùng chồng quyết định đào thoát khỏi quê nhà và tìm kiếm cuộc sống thứ hai ở Mỹ thay vì Hàn Quốc như nhiều người Triều Tiên khác.

kim-jong-un2

Quá khứ của Kim Jong-un

Bà Ko tiết lộ rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sinh vào năm 1984, cùng năm sinh với con trai của bà chứ không phải là 1982 hay 1983 như đồn đoán.

“Kim Jong un và con trai tôi chơi với nhau từ nhỏ. Tôi thậm chí còn thay tã cho cả hai.”, bà Ko tiết lộ, mặc dù vậy vẫn khá thận trọng khi nói về cháu trai của mình.

Năm 1992, Ko Yong Suk đến Bern, Thụy Sĩ cùng với Kim Jong Chol, con trai cả của chị gái Ko Yong Hui và cố lãnh đạo Kim Jong Il. 4 năm sau, Kim jong-un cũng tới đây để du học khi mới 12 tuổi.

“Chúng tôi sống trong một ngôi nhà bình thường và sống cuộc sống của một gia đình bình thường.”, bà Ko chia sẻ về cuộc sống ở Bern. Theo lời kể của bà, Kim Jong-un thích mày mò các loại máy móc thiết bị và tìm hiểu cơ chế hoạt động của tàu thủy và máy bay.

Hình ảnh chụp Kim Jong-un khi còn nhỏ

Hình ảnh chụp Kim Jong-un khi còn nhỏ

Ông Kim thích về nhà vào mùa hè và đặc biệt là tới Wonsan hoặc nhà của ông tại Bình Nhưỡng. Khi còn nhỏ, Kim Jong-un rất mê bóng rổ và là một một fan bự của Michael Jordan. Thậm chí ngay cả khi đi ngủ ông cũng ôm bóng theo.

Thời điểm đó, Kim khá nhỏ con so với bạn bè đồng trang lứa, vì vậy mẹ của ông thường nói rằng nếu chơi bóng rổ, Kim có thể cao hơn. Đó có thể là một trong những lý do vì sao Kim yêu thích bóng rổ đến vây.

Theo bà Ko, cả thế giới không biết rằng Kim Jong-un sẽ là người thừa kế, cho đến tháng 10/2010, khi vị trí được công bố chính thức tại hội nghị đảng Lao động Triều Tiên. Tuy nhiên, Kim Jong-un đã nhận thức được điều này từ năm 1992.

Biến cố thay đổi cuộc đời

Nhớ lại quá khứ, bà Ko vẫn nhớ như in thời điểm cuộc sống của bà gần như rẽ sang một hướng khác khi chị gái của mình trở thành phu nhân của nhân vật quyền lực nhất Triều Tiên. Chính anh rể cũng là người đã chọn chồng cho bà. Họ sau đó đã dọn tới sống trong một khu nhà ở Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi sống một cuộc sống khá thoải mái.”, bà Ko nhớ lại những ngày uống rượu cognac, ăn trứng cá muối, đi lại trên chiếc Mercedes-Benz ở Bình Nhưỡng.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều kể từ khi bà Ko Yong Hui, mẹ của Kim Jong-un phát hiện bị ung thư vú. Thời gian đó, vợ chồng bà Ko và ông Ri quyết định đưa chị gái mình đến Mỹ để điều trị.

Nhưng có lẽ thời gian ở nước ngoài đã khiến con mắt nhìn nhận cuộc sống của hai vợ chồng bà khác đi rất nhiều. Thêm vào đó, việc phải sống một cuộc sống vương giả bên cạnh những nhân vật có ảnh hưởng lớn ở Triều Tiên có thể đã khiến họ lo sợ cho tương lai của mình một khi bố hoặc mẹ Kim Jong Un qua đời, theo truyền thông Hàn Quốc.

Và chuyện gì đến cũng phải đến, vào một ngày, vợ chồng bà Ko cùng con cái của họ tìm đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bern để xin tị nạn. Vài ngày sau, họ được đưa đến một căn cứ quân sự của Mỹ gần Frankfurt, Đức. Khi tới Mỹ, gia đình được chuyển đến một thành phố nhỏ, nơi có rất ít người Hàn Quốc sinh sống.

“Cuộc sống ban đầu rất khó khăn. Chúng tôi không có người thân ở đây và đã phải làm việc quần quật 12 giờ mỗi ngày.”, ông Ri nhớ lại những ngày đầu ở nơi đất khách quê người.

Sau một thời gian khó khăn, cuối cùng họ cũng mở một cửa hàng giặt là. Cả hai đều cố gắng chăm chỉ làm việc để có thể giúp con họ được học tập trong một môi trường tốt nhất.
Bà Ko cũng hào hứng chia sẻ, con trai cả của mình hiện là một nhà toán học, con trai thứ hai làm kinh doanh, còn cô con gái út đang làm việc trong lĩnh vực khoa học máy tính.

Nỗi niềm đau đáu với quê hương

Ri nói rằng ông rất muốn trở lại Bình Nhưỡng để xóa bỏ những định kiến mà người Triều Tiên nghĩ về họ và gia đình của họ ở quê nhà vì những lời cáo buộc từ phía Hàn Quốc cho rằng vợ chồng ông đã rời bỏ quê nhà với số tiền hàng triệu USD từ chính quyền Kim Jong-un.

Họ cũng muốn trở thành cầu nối giữa Washington và Mỹ để thu hẹp khoảng cách ngày càng lớn giữa hai bên. “Nếu Kim Jong-un vẫn là một Kim Jong-un mà tôi nghĩ, có lẽ tôi có thể gặp và nói chuyện được với cậu ấy.”, ông Ri chia sẻ.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất